Sinh học lớp 8 - Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Sinh học lớp 8 - Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Nội dung và cách tiến hành

 

*
Các dạng chảy máu

-  Chảy máu mao mạch : Máu chảy ít, chậm.

- Chảy máu tĩnh mạch : Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.

- Chảy máu động mạch : Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.

1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch).

+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút.

+ Sát trùng vết thương bằng cồn I-ốt.

+ Băng bó :

* Vết thương nhỏ: dùng băng dán

* Vết thương lớn : cho ít bông vào giữa hai miếng gạc--> đặt vào miệng vết thương --> dùng băng buộc chặt lại.

2. Băng bó vết thương cổ tay (chảy máu động mạch)

+ Dùng ngón tay dò tìm động mạch cánh tay --> bóp động mạch trong vài ba phút

+ Buộc garô

+ Sát trùng vết thương, đặt gạc lên miệng vết thương rồi băng bó lại.

+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
a. Kiến thức :  Phân biệt chảy máu tĩnh mạch, động mạch

* Yêu cầu cơ bản của buộc dây garô
- Vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (<5cm), không quá xa.
-  Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại.
* Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô vì đó là chỗ mô đặc nên buộc garô mới có hiệu quả
*  Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim.
b. Kĩ năng : Các kĩ năng sơ cứu vết thương khi chảy máu