Ngữ văn lớp 8 - Bài 9: Nói quá

Ngữ văn lớp 8 - Bài 9: Nói quá

I/ Nói quá và tác dụng của nói quá.

1/ Ví dụ:

2/ Nhận xét:

* Ví dụ 1.

- Đêm tháng 5- chưa nằm đã sáng.

- Ngày tháng 10- chưa cười đã tối.

=> Nói phóng đại, nói quá sự thực.

=> Nhấn mạnh việc đêm tháng năm, và ngày tháng 10 rất ngắn.

=> Nhấn mạnh ý diễn đạt, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

* Ví dụ 2

- Mồ hôi thánh thót như mưa.

=> Mồ hôi đổ ra rất nhiều, liên tiếp như mưa

=> Nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân.

=>Nhấn mạnh quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc=> Nói quá.

3/ Kết luận:  Ghi nhớ SGK.

- VD:

            -  Ước gì sông rộng một gang

         Bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi.

- Bao giờ cây cải làm đình

         Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.

III.Luyện tập

Bài tập 1:

a. sỏi đá cũng thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn; niềm tin vào bàn tay lao động.

b. đi lên đến tận trời: Vết thương không có nghĩ lí gì, không phải bận tâm.

 c. thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.

Bài tập 2:

a.chó ăn đá, gà ăn sỏi.

b.bầm gan tím ruột.

c.ruột để ngoài da.

d.nở từng khúc ruột.

e.vắt chân lên cổ.

Bài tập 3:

a. Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

b. Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.

c. Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời.

d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đó đã chiến thắng.

e. Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.

Bài tập 4

a.Ngáy như sấm.

b.Trơn như mỡ.

c.Nhanh như cắt.

d.Lúng túng như gà mắc tóc.

e.Lừ đừ như ông từ vào đền.

Bài tập 5:

Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích. Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.