Ngữ văn lớp 8 - Bài 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Ngữ văn lớp 8 - Bài 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

I/ Dàn ý của bài văn tự sự

1/ Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.

* Văn bản: 

a/ Bố cục:

* Mở bài:Từ đầu đến '' bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn'':  kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

* Thân bài:  '' Vui thì vui thật…..Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói '' kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

* Kết bài : Còn lại: Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật của người bạn.

b/ Các ý chi tiết trong văn bản

- Kể về một người bạn thân với món quà sinh nhật bất ngờ, cảm động ( ngôi thứ nhất).

- Thời gian: buổi sáng,

- Không gian: trong nhà Trang,

- Hoàn cảnh: ngày sinh nhật Trang có các bạn đến chúc mừng.

- Sự việc xoay quanh nhân vật Trang( nhân vật chính), ngoài ra con có Trinh, Thanh và các bạn.

- Diễn biến:

Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.

Diễn biến: Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo: một chùm ổi được Trinh chăm sóc tự khi nó là những cái nụ.

Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.

=> Yếu tố miêu tả giúp cho người đọc có thể hình dung ra không khí của buổi sinh nhật và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh.

=> Yếu tố biểu cảm giúp cho người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng tặng như thế nào.

c/ Trình tự kể:

- Kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) kết hợp hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đó diễn ra '' lâu lắm, từ mấy tháng trước...”

2/ Dàn ý của một bài văn tự sự: SGK

II/ Luyện tập

Bài tập 1.

Dàn ý cơ bản:

Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm

Thân bài:

- Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ

-Em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Diêm vụt tắt, em bé lại trở về với hiện tại tê cóng. Que diêm thứ tư được đốt lên, em nhìn thấy bà em. Vì muốn níu bà ở lại em đó bật tất cả các que diêm còn lại và bay lên trời cùng bà

Kết bài :

- Sáng mồng một tết người ta chứng kiến cái chết thương tâm của em bé. Mọi người qua đường không ai biết được cái điều kì diệu mà em bé đó trông thấy

*Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào trong quá trình kể chuyện, đặc biệt cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.

Bài tập 2

Mở bài:Giới thiệu người bạn của mình là ai ? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? (nêu một cách khái quát) 

Thân bài:Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở. đâu, lúc nào ? (thời gian, hoàn cảnh...) Với ai ? (nhân vật)

- Chuyện xảy ra như thế nào ? (mở đầu, diễn biến, kết quả)

- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào ? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)

Kết bài:Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?