Ngữ văn lớp 8 - Bài 22: Chiếu dời đô

Ngữ văn lớp 8 - Bài 22: Chiếu dời đô

I/  Đọc tìm hiểu chú thích

1.Tác giả, tác phẩm

-Tác giả: Lí Công Uẩn là người thông minh nhân ái,có chí lớn sáng lập vương triều nhà Lý.

-Tác phẩm: Năm Canh Tuất 1010 Lí Công Uẩn viết bài Chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

 2. Đặc điểm chung của thể chiếu.

- Đặc điểm chung: Là lời ban bố mệnh lệnh của vua xuống thần dân.

- Chức năng:Công bố những chủ trương đường lối,nhiệm vụ mà vua và triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện.

- Chiếu dời Đô: Không chỉ có tính chất mệnh lệnh mà còn là tình cảm tâm tình.

*Bên cạnh mang tính chất ngôn từ độc thoại, bài chiếu còn mang tính chất đối thoại trao đổi.

3, Bố cục:

3 đoạn.

- Xưa nhà Thương.. không thể không dời đổi: Phân tích những tiền đề lịch sử và thực tiển của việc dời đô.

- Huống gì.. muôn đời: Những lí do để chọn thành Đại La.

- Còn lại: Kết luận .

II/ Đọc và tìm hiểu văn bản.

1. Phân tích những tiền đề lịch sử và thực tiển của việc dời đô.

-Cách dẫn: Việc dời đô là việc làm thường tình,hợp quy luật,theo mệnh trời.

-Mục đích: Mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh.

-Khẳng định: Các triều đại đã từng dời đô và đem lại kết quả.

  + Nhà Thương 5 lần dời đô.

  + Nhà Chu 3 lần dời đô.

- Kết quả:Làm cho đất nước vững bền, phồn thịnh.

- Nhận xét về hai triều đại Đinh, Lê: Không chịu dời đô, kết quả triều đại tồn tại ngán ngủi, đất nước không phát triển.

- Câu văn “Trẫm rất đau xót..” nói lên tình cảm, tâm trạng của nhà vua trước hiện trạng của đất nước, thể hiện quyết tâm dời đô của nhà vua.

2.Những lí do để chọn thành Đại La.

Lí do:

- Về vị trí địa lí: Trung tâm trời đất.

- Về thế đất: rồng cuộn hổ ngồi, quý hiếm, sang trọng, có nhiều khả năng phát triển thịnh vượng.

- Về đời sống sinh hoạt của dân, sinh vật, chính trị kinh tế, văn hoá: Nơi muôn vật phong phú tươi tốt, hội tụ của bốn phương.

- Nghệ thuật: Câu văn biền ngẫu (hai con ngựa cùng sóng cương đi), các vế đối cân xứng, nhịp nhàng, có tác dụng hổ trợ lí lẽ đi vào lòng người, thuyết phục người nghe.

3. Kết luận.

Phần kết thúc có hai câu:

- Câu1.Nêu rõ khát vọng,mục đích nhà vua.

- Câu 2. Hỏi ý kiến quần thần.

Vì: ông muốn nghe dân bàn bạc, vẫn muốn ý nguyện của mình là ý nguyện của trăm họ.

- Tác dụng: Làm cho bài chiếu nghiêm khắc, đọc thoại trở thành đối thoại, có phần dân chủ, tạo sự đồng cảm giữa vua và dân.

III/ Tổng kết.

1. Ý nghĩa:

-Phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc ta, của nước Đại Việt thế kỉ XI.

2. Cách thức trình bày:

Phân tích mạch lạc, chặt chẽ, vừa có lí vừa có tình.