Ngữ văn lớp 8 - Bài 21: Câu trần thuật

Ngữ văn lớp 8 - Bài 21: Câu trần thuật

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu trần thuật:

-  Đặc điểm hình thức: Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng như các kiểu câu cầu khiến, cảm thán.

- Chức năng

a. Câu 1, 2 trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc

- Câu 3: Yêu cầu chúng ta phảI ghi nhớ công ơn các anh hùng dân tộc.

b. Câu 1: kể , câu 2: thông báo.

c. Dùng để miêu tả hình thức của 1 nguời đàn ông.

d. Câu 2 dùng để nhận định

Câu3 dùng để bộc lộ tình cảm,cảm xúc.

Câu 1 không phải là câu  trần thuật

- Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

II. Luyện tập

Bài tập 1.
Xác định các kiểu câu.

- Tất cả các câu đều là câu trần thuật.

a.Câu 1 dùng để kể,câu 2,3 bộc lộ tình cảm.

b.Câu 1 dùng để kể, câu 3,4 bộc lộ tình cảm.

Bài tập 2:

 Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa của bài thơ “ Ngắm trăng” là câu nghi vấn. Giống kiểu câu trong nguyên tắc.

 Câu thứ hai trong phần dịch thơ là câu trần thuật.

* Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa:Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một việc gì đó.

Bài tập 3.

* Xác định kiểu câu:

a) Câu cầu khiến.

b) Câu nghi vấn.

c) Câu trần thuật

 Cả ba câu đều dùng để cầu khiến.

Bài tập 4.

 -Cảm ơn: Em xin cảm ơn.

 -Chúc mừng: Anh xin chúc mừng em.

 -Cam đoan:Tôi xin cam đoan đây là sự thật.

 - Xin lỗi: Em xin lỗi cô.