Ngữ văn lớp 8 - Bài 20: Tức cảnh Pác Bó

Ngữ văn lớp 8 - Bài 20: Tức cảnh Pác Bó

I/ Đọc tìm hiểu chung

1.Tác giả, tác phẩm

Tác phẩm:. Hoàn cảnh ra đời:

Mùa xuân 1941 sau 30 năm xa cách hoạt động ở nước ngoài nay Bác về sống và làm việc ở Pác Bó trong điều kiện gian khổ.

2.Thể thơ:

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật-nhưng làm bằng chữ quốc ngữ.

II/ Đọc, tìm hiểu chi tiết.

 Giọng điệu bài thơ: ung dung, thoải mái, thể hiện tâm trạng vui, sảng khoái của chủ thể trữ tình.

1. Câu 1:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

- Câu thơ nói về việc ở và sinh hoạt hằng ngày của Bác Hồ.

- Nếp sinh hoạt khá đều đặn “sáng ra, tối vào”. Đó là cuộc sống bí mật những vẫn giữ được quy cũ, nề nếp.

 2. Câu 2:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”.

- Câu thơ nói về chuyện ăn của Bác.

- Bác ăn uống đạm bạc và kham khổ “cháo bẹ, rau măng”.

- Câu thơ được hiểu theo hai cách:

+Cháo bẹ,rau măng lúc nào cũng có sẵn.

+Bác sống kham khổ nhưng tinh thần vẫn cao,vẫn sẵn sàng đón nhận.

3.Câu 3:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”.

*Câu thơ thể hiện công việc hàng ngày của Hồ Chí Minh. Người đang dịch sử Đảng cộng sản Liên Xô làm tài liệu tập huấn cán bộ,đồng thời là đang xoay chuyển lịch sử cách mạng Việt Nam,đang chuẩn bị tích cực cho phong trào đấu tranh.

* Nghệ thuật : Sử dụng từ láy tạo sắc thái gợi hình, gợi cảm.

4. Câu 4:

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

 - Câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan mà cái nghèo, sự thiếu thốn được đánh giá “thật là sang”.

  Kết thúc thật bất ngờ, đầy tự tin

III/Tổng kết.

1. Nội dung:

Thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí vượt gian khổ, khó khăn, sống và làm việc ung dung thanh thản.

2. Nghệ thuật:

-Thể thơ tứ tuyệt,giọng điệu nhẹ nhàng pha chút đùa vui hóm hỉnh.

-Sử dụng từ láy tạo hình và gợi cảm.