Ngữ văn lớp 8 - Bài 20: Ôn tập về văn bản thuyết minh

Ngữ văn lớp 8 - Bài 20: Ôn tập về văn bản thuyết minh

I/ Ôn tập lý thuyết.

*Định nghĩa: Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho con người về đặc điểm tính chất,nguyên nhân,ý nghĩa của hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

 * Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức: Khách quan, xác thực, đáng tin cậy.

* Lời văn: Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị.

* Các kiểu đề văn thuyết minh:

- Thuyết minh một đồ vật,động vật,thực vật.

- Thuyết minh một hiện tượng tự nhiên xã hội.

- Thuyết minh một phương pháp.

- Thuyết minh danh lam thắng cảnh.

- Thuyết minh một thể loại văn học.

- Giới thiệu một danh nhân.

- Giới thiệu một phong tục,tập quán dân tộc, một lễ hội hoặc Tết.

* Các phương pháp thuyết minh:

  Định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại.

* Các bước xây dựng văn bản:

- Học tập, nghiên cứu tích luỹ tri thức bằng nhiều biện pháp gián tiếp, trực tiếp để nắm vững và sâu sắc số liệu.

-Lập dàn ý,bố cục, chọn ví dụ,số liệu.

-Viết bài văn thuyết minh,sửa chữa hoàn chỉnh.

- Trình bày.

*Dàn ý chung của văn bản thuyết minh:

+Mở bài:Giới thiệu khái quát về đối tượng.

+Thân bài: Chuẩn bị.

          Quá trình tiến hành.

          Kết quả, thành phẩm.

+ Kết bài: Ý nghĩa đối với thực tế xã hội.

*Vai trò,vị trí của các yếu tố khác: Không thể thiếu trong văn bản thuyết minh nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ.

 II/ Luyện tập.

 Bài tập 1.

 Giới thiệu một đồ dùng:

- Xuất xứ.

- Cấu tạo.

- Công dụng.

- Cách sử dụng bảo quản.

Bài 2.

 Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

- Giới thiệu lịch sử ra đời.

- Cấu trúc của danh lam thắng cảnh.

- Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh.

Bài 3.

- Giới thiệu về tác phẩm.

- Xuất xứ của tác phẩm.

- Nội dung tác phẩm.

- Ý nghĩa tác phẩm.