Ngữ văn lớp 8 - Bài 20: Câu cầu khiến

Ngữ văn lớp 8 - Bài 20: Câu cầu khiến

I/ Đặc điểm hình thức và chức năng.

 1. Ví dụ.

 2. Nhận xét:

a) Câu cầu khiến :

 -  Thôi đừng lo lắng

  - Cứ về đi.

   - Đi thôi con.

*Có những từ cầu khiến:Đừng, đi, thôi.

b) Chức năng:Khuyên bảo,yêu cầu.

c) “Mở cửa”ở câu a)là câu trần thuật.

“Mở cửa” ở câu b) là câu cầu khiến (Phát âm với giọng được nhấn mạnh).

3. Bài học:

Câu cầu khiến có từ cầu khiến,hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh kết thúc bằng dấu chấm.

II/ Luyện tập.

Bài tập 1.

a) Đặc điểm hình thức câu cầu khiến có chứa từ cầu khiến:Hãyđi, đừng...

b) Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên.

-Câu a:Vắng chủ ngữ nhưng dựa vào văn bản ta biết đó là Lang Liêu.

-Câu b:Chủ ngữ là ông giáo,ngôi thứ hai số ít.

-Câu c:Chủ ngữ là chúng ta,ngôi thứ nhất số nhiều.

c)Nhận xét về ý nghĩa của các câu khi thêm hoặc bớt hoặc thay đổi chủ ngữ:

+Thêm chủ ngữ:Ý nghĩa không thay đổi nhưng tính chất yêu cầu nhẹ nhàng hơn.

+Bớt chủ ngữ:Ý nghĩa không tahy đổi nhưng yêu cầu mang tính ra lệnh, có vẻ kém lịch sự.

+Thay đổi chủ ngữ:Ý nghĩa của câu thay đổi.

Bài tập 2. 
Các câu cầu khiến:

a.Thôi,im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

b. Các em đừng khóc.

c.Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

* Nhận xét:

- Câu a: Vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến đi

- Câu b: Chủ ngữ các em, ngôi thứ hai số nhiều, từ ngữ cầu khiến đừng.

- Câu c: Vắng chủ ngữ, không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến (biểu thị bằng dấu chấm than)

Bài tập 3.

a.Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b.Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

*Giống:Đều là câu cầu khiến,có từ cầu khiến hãy.

* Khác:

-Câu a:Vắng chủ ngữ,có từ ngữ cầu khiến,có ngữ điệu..có ý nghĩa mang tính ra lệnh.

-Câu b:Có chủ ngữ,ý nghĩa mang tính khích lệ,động viên.