Ngữ văn lớp 8 - Bài 18: Nhớ rừng

Ngữ văn lớp 8 - Bài 18: Nhớ rừng

I/ Đọc- tìm hiểu chung

1.Tác giả, tác phẩm:

-Tác giả: Thế Lữ(1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ,quê ở Bắc Ninh,là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới buổi đầu, hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn

-Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2003).

-Tác phẩm: Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.

2. Thể loại, phương thức biểu đạt:

- Thể loại: Thơ tám chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

3. Bố cục:

5 đoạn

- Đ1: 8 câu đầu:Tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú.

- Đ2-3: Nhớ tiếc oai hùng nơi rừng thẳm.

- Đ4: Nỗi uất hận, chán chường của con hổ  

- Đ5: Khát vọng tự do của con hổ

II/ Đọc và tìm hiểu bài thơ.

1.Tâm trạng của con hổ khi ở vườn bách thú.

 Câu thơ mở đầu diễn tả tâm trạng, hành động và tư thế của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú.

- Gậm, Khối căm hờn

* Căm hờn, uất ức.

- Từ chỗ “Chúa tể cả muôn loài”, nay bị nhốt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi, ngày đêm gậm nhấm mối căm hờn; nó cảm thấy nhục nhã vì phải hạ mình với bọn gấu, báo.

2. Nhớ tiếc quá khứ.

- Cảnh rừng núi thiên nhiên hùng vĩ, con hổ là chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của mình.

- Biểu hiện: 

     Bóng cả, cây già, gió gào, hét núi, lá gai , cỏ sắc, thảo hoa, thét, dữ dội.

- Đó chính là quá trình xuất hiện và ảnh hưởng của chúa rừng: Vừa mạnh mẽ vừa đe doạ khôn khéo, nhẹ nhàng...

- Tâm trạng: Hài lòng, tự hào, thoả mãn.

Đoạn 3 : Đặc sắc, giàu tính tạo hình vì Chúa sơn lâm oai linh, dữ dội,và đầy lãng mạn.

Biểu hiện:

  - Đêm vàng- trăng tan

  - Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn.

  - Bình minh cây xanh nắng gội.

  - Hoàng hôn đỏ máu, mảnh mặt trời đợi chết.

* Nghệ thuật: Giọng thơ đầy hào hứng, bay bổng chuyển sang buồn thương nhớ tiếc mà vẫn rất tự nhiên, lôgíc.

 3.Niềm uất hận ngàn thâu trước cảnh tầm thường giả dối .

-Cách nhìn của hổ rộng ra, tỉ mỉ, chi tiết hơn đoạn 1. Đó là cảnh gọn gàng, sạch sẽ, được chăm sóc hằng ngày nhưng lại không hề thay đổi, nhàm chán, tầm thường giả dối.

-Biểu hiện:nó thấp kém,tù hãm, chẳng thông dòng, không âm u bí hiểm.

-Nghệ thuật: Giọng giễu nhại, kệch cỡm, chê bai, coi thường của một thân tù nhưng vẫn muốn đứng cao hơn thực tại.

-Đoạn cuối :Từ“Hỡi”thể hiện sự chán ngán,u uất, thất vọng, bất lực.

III/ Tổng kết.

1.Nội dung:

- Mượn lời một con hổ ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại tầm thưòng, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

2.Nghệ thuật:

- Mạch cảm xúc sôi nổi.

- Biểu tượng phù hợp.

- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình.

- Ngôn ngữ, nhạc điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt, nhất quán liền mạch, phong phú.