Ngữ văn lớp 8 - Bài 17: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Ngữ văn lớp 8 - Bài 17: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

I. Ôn tập

* Muốn làm một bài thơ 7 chữ cần :

- Xác định số tiếng và số dòng của bài thơ

- Xác định bằng, trắc của từng tiếng trong thơ

- Xác định đối, niêm giữa các dòng thơ

- Xác định cách ngắt nhịp của bài thơ

* Luật cơ bản : Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh

II. Ví dụ mẫu

       Bài thơ “Bánh trôi nước”.

* Số tiếng : 28, số dòng 4

\Rightarrow Thất ngôn tứ tuyệt

* Bằng trắc :

a, Dòng 1 : Em(B)–trắng(T)–vừa (B)

b, Dòng 2 : Nổi(T)–chìm(B)–nước(T)

c, Dòng 3 : Nát(T) – dầu(B) – kẻ(T)

d, Dòng 4 : Em(B) – giữ(T) – lòng(B)

* Đôi, niệm :

- Bằng đối với trắc

- Các cặp niệm : Nổi – nát, chìm – dầu, nước – kẻ

* Nhịp : 4/3, hoặc 2/2/3

* Vần : Chân, bằng : (on) tiếng 7 ở các câu 1, 2, 4

III. Luyện tập

1, Nhận diện luật thơ

* Bài a : Nhịp 4/3

Chiều

B   B   T   T   T   B   B

T   T   B   B   T   T   B

T   T   B   B   B   T   T

B   B   T   T   T   B   B

- Gieo vần : Tiếng 7 câu 1 với tiếng 7 câu 4

- Bài thơ được làm theo thể bằng

Luật cơ bản là : nhất, tam, ngũ bất luận ; nhị, tứ, lục phân minh .

Sửa sai :

Trong túp lều tranh cánh liếp che,

Ngọn đèn mờ  toả ánh xanh lè.

Tiếng chài nhịp một trong đêm vắng,

Như bước thời gian đếm quãng khuya .

Cách khác :

Ngọn đèn mờ  toả ánh vàng khè.

Bóng đèn mờ tỏ , bóng đêm nhoè.

Ngọn đèn mờ  toả bóng trăng nhoè.

Ngọn đèn mờ  toả ánh trăng loe.

2. Tập làm thơ:

a/ Làm tiếp hai câu thơ của Tú Xương .

Tôi thấy người ta có bảo rằng :

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !

Chứa ai chẳng chứa,chứa thằng Cuội,

Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.

b/ Làm tiếp hai câu thơ .

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve .

Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,

Thoảng hương lúa chín  gió đồng quê.

Hoặc :

Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn.

 (Đã mùa hè thì hai câu tiếp phải : chuyện mùa hè, chia tay, hẹn hò nhau...)