Lịch sử lớp 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII

Lịch sử lớp 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII

I. Kinh tế

1/ Nông nghiệp.

* Đàng ngoài:

-  Nông nghiệp: bị tàn phá nghiêm trọng

 +  Nguyên nhân:

        - Những cuộc xung đột giữa các tập đoàn Phong kiến kéo dài.

        - Chính quyền Lê -Trịnh ít quan tâm đến: phát triển sản xuất,làm thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

         - Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

         - Chế độ binh dịch nặng nề,nạn tham ô hoành hành,quan lại hà khắc,bạo ngược,đua nhau ăn chơi xa xỉ..

+ Hậu quả: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng phiêu tán khắp nơi.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói khổ.

* Đàng trong:

- Khai thác vùng Thuận -  Quảng  đế củng cố cát cứ.

- Cuộc sống:

+ Tổ chức di dân khai hoang, lập làng ấp mới.

+ Triệu tập dân lưu vong khuyến khích họ trở về quê cũ làm ăn.

+ Tha tô thuế,binh dịch 3 năm.

- Kết quả:

+ Năm 1776 số dân đinh tăng 126.857 suất, số ruộng tăng 265.507 mẫu.

+ Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

=> Nông nghiệp phát triển,đời sống nông dân ổn định.

- Xã hội: Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.

2/ Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

* Thủ công nghiệp :

+ Thủ công nghiệp nhà nước: ( đóng thuyền, đúc đồng…)  rất phát triển.

 + Thủ công nghiệp nhân dân: làng thủ công: ( Dệt vải lụa,gốm,rèn sắt… ) rất phát triển

* Thương nghiệp:

- Trong nước: Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị. Ở Đàng Ngoài có Thăng Long,Phố Hiến,ở Đàng Trong có Thanh Hà,Hội An,Gia Định..

- Buôn bán với nước ngoài: Nửa đầu thế kỉ XVII rất phát triển,nửa sau thế kỉ XVIII thì hạn chế.

II. Văn hóa:

1/ Tôn giáo:

- Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập ,thi cử và tuyển chọn quan lại. Nhưng không còn chiếm địa vị độc tôn.

- Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển.

- Sinh hoạt văn hóa: mở hội tại Đình , chùa.

-> Tác dụng: Thắt chặt tình đoàn kết, giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

- Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI.

- Chính quyền Trịnh – Nguyễn: tìm mọi cách cấm đạo thiên chúa.

2/ Sự ra đời chữ quốc ngữ.

- Thể kỷ XVII một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái la tinh để ghi âm tiếng việt.

-> Tác dụng: Đây là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, dễ phổ biến.

3/ Văn học, nghệ thuật dân gian.

a) Văn học:

- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.

- Văn học chữ nôm phát triển

+ Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.

-Văn học dân gian  phát triển với nhiều thể loại phong  phú: truyện nôm,  truyện tiếu lâm, thơ lục  bát.

b. Nghệ thuật dân gian:

- Nghệ thuật điêu khắc: rất phát triển.

- Nghệ thuật sâu khấu:(chèo, tuồng) đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người.