Lịch sử lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV

Lịch sử lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV

Câu 1: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tính chất chặt chẽ hơn, hoàn chỉnh hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở điểm nào ? (Triều đình , Các đơn vị hành chính,Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại?)?  Nhận xét sự giống và khác nhau của 2 tổ chức bộ máy nhà nước đó?

a. Triều đình:

            - Thời Lê sơ: bỏ 1số chức quan trung gian, chia làm 6 bộ đều nằm dưới sự chỉ huy của nhà vua -> chuyên chế tập quyền => Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh chặt chẽ.

            - Thời Lý – Trần: còn cấp trung gian, tầng lớp quý tộc nhiều -> Chính quyền trung ương phân quyền => còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ.

b. Địa phương:

            - Thời Lê sơ: chia nhỏ đất nước ( 13 đạo) , ở mỗi đạo chia 3 ti mỗi ti chịu trách nhiệm quản lý 1 việc.

            - Thời Lý – Trần: Đơn giản hơn, đứng đầu mỗi lộ phủ chỉ có 1 người kiêm tất cả mọi việc.

c. Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại:

           - Thời Lê sơ: chặt chẽ hơn, phải qua 3 kỳ thi mới được bổ nhiệm làm quan.

          - Thời Lý - Trần: Sơ sài, lỏng lẻo, tuyển chọn qua loa (chỉ t/c thi 1 lần ai đậu thì bổ nhiệm làm quan ).

  Câu 2: Nhà nước thời Lê sơ khác nhà nước thời Lý – Trần ở điểm gì?

        - Thời Lý – Trần: Nhà nước quân chủ quý tộc. ( Trung ương phân quyền )

        - Thời Lê sơ: Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế ( Trung ương tập quyền)

  Câu 3: Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác luật pháp thời Lý – Trần?

       - Giống:  + Bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp thống trị.

                       + Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp (cấm giết trâu bò)

      - Khác:    + Luật pháp thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ: bảo vệ quyền lợi người phụ nữ, đề cập đến vấn đề bình đẳng giữa nam giới – nữ giới (con gái thừa hưởng gia tài như con trai). Bảo vệ quyền con người (Cuộc sống hạn nô )

                          + Thời Lý – Trần thì không

  Câu 4: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần?

       - Giống: + Nông nghiệp: Lý-Trần-Lê sơ: đều có cơ sở để phát triển  sản xuất nông nghiệp ( Khuyến khích phát triển nông nghiệp, khai hoang, làm thuỷ lợi, chia ruộng )

                       + Thủ công nghiệp: đều khuyến khích phát triển ( Thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp nhân dân ).

                       + Thương nghiệp : đều khuyến khích phát triển , mở mang các chợ.

       - Khác:

Nội dung

Trần

Lê sơ

Nông nghiệp

Chủ yếu là ruộng đất công, thực hiện chế độ quân điền.

Đất điền trang, thái ấp, đất tư hữu, thực hiện chế độ quân điền.

Đất tư hữu chiếm chủ yếu, thực hiện  phép quân điền.

Thủ công nghiệp

Chưa có làng thủ công

Xuất hiện làng, phường thủ công nhưng chưa chuyên nghiệp.

Làng, phường thủ công đã chuyên môn hoá .

Thương nghiệp

Chợ còn ít chưa có luật lệ họp chợ, mở rộng việc buôn bán với nước ngoài.

Chợ còn ít chưa có luật lệ họp chợ, mở rộng việc buôn bán với nước ngoài.

Chợ mở thêm nhiều, có luật lệ họp chợ, hạn chế việc buôn bán với nước ngoài .

  Câu 5: Xã hội thời Lý – Trần – Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau ?

           - Giống: đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu( ở các làng xã), nông dân các làng xã nô tì.

           - Khác: + Thời Lý-Trần: tầng lớp vương hầu quý tộc rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội.

                          + Thời Lê sơ: tầng lớp nô tì giảm dần về số lượng, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát riển.

Câu 6: Trong lĩnh vực văn hóa-giáo dục, khoa học-kĩ thuật thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào?Có gì khác thời Lý -Trần?

  a. Thành tựu về lĩnh vực Văn hóa – Giáo dục, khoa học kĩ thuật thời Lê sơ là:         

       + Giáo Dục:

               - Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học ở các Lộ, Đạo , Phủ .

               - Mọi người dân đều có thể đi học, đi thi ( Trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát ).

               - Nội dung học tập & thi cử: các sách của đạo nho.

               - Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

       + Thi cử : chặt chẽ qua 3 kì: Hương, Hội, Đình.

               -> Kết quả: ( Từ  1428 – 1527 ) tổ chức được 26 khoa thi, đỗ: 989 Tiến sĩ, 20 Trạng nguyên.

  => Nhận xét:  - Quy củ chặt chẽ, đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.

        + Văn học:  - Văn học chữ Hán được duy trì, Văn học chữ Nôm rất phát triển.

                  ->  Nội dung: thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng.

        + Khoa học: -  Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư....

                            - Địa lí học: Dư địa chí.

                            - Y học: Bản thảo thực vật toán yếu.

                            - Toán học: Lập thành toán pháp.

                  ->  Nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú, đa dạng.

        + Nghệ thuật:   Sân khấu: chèo, tuồng.

        +  Điêu khắc: Phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

   b. Khác:

         + Về giáo dục, thi cử: - Thời Lý –Trần : trường học mở rất hạn chế ( chỉ có quốc tử giám), chỉ dạy cho con em quan lại, quý tộc….., thi cử dễ dãi, sơ sài ( 1lần) sau đó được bổ nhiệm làm quan.

                                    - Lê sơ: Quy củ chặt chẽ, mở nhiều trường học ở các Lộ, Đạo , Phủ , mọi người dân đều có thể đi học, đi thi, thi cử : qua 3 kì: Hương, Hội, Đình mới được bổ nhiệm làm quan.

         + Văn học: - Lê sơ: Van học chữ Hán  và văn học chữ nôm.

                           - Lý : chỉ có văn học chữ Hán.

                            - Trần: Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ nôm bắt đầu coi trọng

         + KH:  - Lê-sơ: Toán, Sử, Địa, Yhọc rất phát triển.

   -Kiến trúc: thời Lê sơ không có những công trình  đồ sộ như thời Lý- Trần.