Lịch sử lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ ( 1428 - 1527 )

Lịch sử lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ ( 1428 - 1527 )

I. Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật

1/ Tình hình chính trị.

- Lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ), khôi phuc lại quốc hiệu Đại Việt.

- Xây dựng bộ máy chính quyền.

  => Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh.

2/ Tổ chức quân đội.

 - Thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”

-  Quân đội có 2 bộ phận.

  + Quân triều đình.

  + Quân ở các địa phương.

- Chia làm 4 binh chủng: bộ, thuỷ, tượng, kỵ .

- Quân lính luyện tập võ nghệ.

- Bố trí quân đội canh phòng biên giới.

3/ Luật pháp.

- Ban hành luật Hồng Đức.

+ Nội dung

- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

- Bảo vệ  chủ quyền lãnh thổ.

- Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.

II. Tình hình kinh tế - xã hội

1. Kinh tế.

- Khuyến khích làng xóm tiêu điều, ruộng đồng bỏ hoang, đời  sống nhân dân khổ cực.

- Chủ trương: Khôi phục và phát triển kinh tế.

a. Nông nghiệp:

- Kêu gọi người dân phiêu tán trở về quê cũ làm ăn.

- Khuyến khích nông dân phát triển sản xuất.

- Thực hiện phép quân điền (chia ruộng đất cho người dân).

- Tiến hành làm thuỷ lợi.

- Tiến hành  khai khẩn đất hoang.

- Cấm giết trâu, bò và điều động dân phu trong mùa cấy gặt.

=> Nhận xét: Nhà nước quan tâm đến phát triển sản xuất, nông nghiệp được khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.

b.Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước: (cục bách tác): các xưởng: sản xuất vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền…. Được quan tâm và tiếp tục phát triển.

+ Các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng…. Được đẩy mạnh..

- Thủ công nghiệp nhân dân:

+ Các nghề ( gốm, dệt. Đúc đồng, rèn sắt….) ngày càng phát triển.

- Nhiều làng, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời  (Thăng Long, Hải Dương, Bắc Ninh….).

=> Nhận xét: 

- Xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công.              

- Các làng, phường thủ công chuyên nghiệp ra đời và phát triển mạnh.             

- Xuất hiện các công xưởng mới.

c. Thương nghiệp:

+ Trong nước: Lập chợ mới, mở mang chợ cũ -> Chợ phát triển

+ Ngoài nước: Vẫn được duy trì, nhưng hạn chế hơn so với thời Lý, Trần .

2/ Xã hội:

Xã hội có 2 giai cấp và 3 tầng lớp

- Giai cấp:

+ Địa chủ phong kiến (vua, quan, địa chủ)                               

+ Nông dân ( nông dân thường & nông dân tá điền )

- 3 Tầng lớp: thương nhân, thợ thủ công, nô tì.

III. Tình hình văn hóa – giáo dục:

1. Tình hình giáo dục và khoa cử.

a/ Giáo dục:

- Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học ở các Lộ, Đạo , Phủ .

- Mọi người dân đều có thể đi học, đi thi ( trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát ).

- Nông dân học tập & thi cử: các sách của đạo nho.

- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

b/ Thi cử : chặt chẽ qua 3 kì: Hương, Hội, Đình.

- Kết quả: ( Từ  1428 – 1527 ) T/c được 26 khoa thi, đỗ: 989 Tiến sĩ, 20 Trạng nguyên.

=> Nhận xét: Quy củ chặt chẽ, đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.

2. Văn học, khoa học, nghệ thuật.

 a. Văn học:

- Văn học chữ Hán được duy trì.

- Văn học chữ Nôm rất phát triển.

- Nội dung: thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng.

b. Khoa học:

- Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư....

- Địa lí học: Dư địa chí.

- Y học: Bản thảo thực vật toán yếu.

- Toán học: Lập thành toán pháp.

- Nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú, đa dạng.

c. Nghệ thuật: Sân khấu: chèo, tuồng.

d. Điêu khắc: Phong cách đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện

IV. Một số danh nhân văn hóa dân tộc

1/ Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442)

- Là nhà chính trị, quân sự đại tài, danh nhân văn hóa thế giới.

- Nổi tiếng với các tác phẩm: Quân Trung Từ Mệnh tập, Ức Trai thi tập, Dư Địa Chí, Bình Ngô đại cáo,...

2/ Lê Thánh Tông ( 1442 – 1479).

- Là nhà vua lỗi lạc, quan tâm phát triển kinh tế, chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, giáo dục

- Lập hội Tao đàn.

=> Ông là vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc về mọi mặt.

3/ Ngô Sĩ Liên (TK XV)

- Là nhà sử học nổi tiếng. Tác giả chính của bộ sử “Đại Việt Sử Ký toàn thư”

4.  Lương Thế Vinh ( 1442 – ? ).

- Là nhà toán học nổi tiếng với Bộ “Đại thành toán pháp”. Được người đời mệnh danh là “Trạng Lường”