Lịch sử lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV

Lịch sử lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV

I. Tình hình kinh tế - xã hội

1. Tình hình kinh tế.

- Kinh tế: suy sụp,

- Nguyên nhân:
+ Nhà nước không quan tâm tới sản xuất NN, sửa đê điều, thủy lợi.

+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất.

- Hậu quả: mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất công thu hẹp.  Đời sống nhân dân cực khổ, thuế nặng, nông dân mất ruộng đất, biến thành nô tì.

2 . Tình hình xã hội.

- Vua quan vẫn ăn chơi sa đoạ, xây dựng chùa chiền, dinh thự...

* Hậu quả

- Nhà trần bất lực trước các cộc tấn công của Champa và yêu sách của nhà Minh.

- Đời sống nhân dân càng ngày càng khổ cực.

* các cuộc khởi nghĩa

- Nguyên nhân :

+ Do bị áp bức , bóc lột nặng nề

+ Nông dân và nô tì mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị -> Họ đã vùng lên đấu tranh.

- Diễn biến:

+ Khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Yên Thụ - Hải Dương ( 1344 Š1360 ) 

+ Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ  ở vùng sông Chu, Thanh Hoá ( năm 1379 ).

+ Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Sơn Tây ( 1390 ).

+ Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ( năm 1399 – 1400 ).

 - Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều bị triều đình đàn áp.

- Ý nghĩa: Nêu cao tinh thần đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta.

-  Nguyên nhân thất bại: 

+ Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, tự phát.

+ Người lãnh đạo không đủ khả năng tập hợp quần chúng...

II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly

1. Nhà Hồ thành lập.

- Hoàn cảnh: Nửa cuối thế kỉ XIV, Nhà Trần suy yếu, Làng xã tiêu điều, đời sống của nhân dân khổ cực.

-> Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần. Nhà Hồ thành lập đổi tên nước là Đại Ngu.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

- Để cứu vãn tình thế  đất nước Hồ Quý Ly tiến hành cải cách.

a/ Chính trị:

+ Cải tổ hàng ngũ võ quan thay thế những võ quan cao cấp do quý tộc nhà Trần nắn giữ bằng những tài năng thân cận với mình.

+ Quy định cách làm việc của các cấp chính quyền.

+ Dời kinh đô về An Tôn ( Tây Đô, Thanh Hóa)

+ Cử các quan triều đình thăm hỏi đời sống ở các lộ.

b/ Hành chính:

+ Đổi tên một số đơn vị hành chính

c/ Kinh tế:

+ Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

+ Ban hành chính sách hạn điền.

+ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

d/ Xã hội:

- Ban hành chính sách hạn nô.

e/ Văn hoá:

+ Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

+ Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

+ Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.

e/ Quốc phòng:

+ Làm sổ hộ tịch tăng quân số.

+ Chế tạo nhiều loại súng mới và thuyền chiến.

+ Phòng thủ nơi hiểm yếu.

+ Xây thành kiên cố như Đa Bang, Tây Đô ...

3. Ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.

- Ý nghĩa: Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng làm ổn định tình hình đất nước.

- Tác dụng:

+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ làm suy yếu thế lực của họ Trần.

+ Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.

+ Cải cách văn hóa giáo dục tiến bộ.

+ Tăng quyền lực của nhà vua.

* Hạn chế: Các chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.