Lịch sử lớp 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( Thế kỷ XIII )

Lịch sử lớp 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( Thế kỷ XIII )

I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ ( 1258 )

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

- Chiếm đóng thống trị nước ta.

- Dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ.

a/ Chuẩn bị:   

- Cả nước sắm sửa vũ khí, tích trữ lương thực.

- Quân đội ngày đêm luyện tập, xây dựng phòng tuyến

- Cử Trần Quốc Tuấn đóng giữ quân biên giới.

- Chủ trương: Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”

->  Nhà Trần kiên quyết kháng chiến.

b/  Diễn biến:

Quân Mông Cổ

Quân Ta

- T1 -1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngôt Lương Hợp Thai chỉ huy theo đường sông Thao tiến vào nước ta  xuống Bạch Hạc, rồi xuống Bình Lệ Nguyên

- Quân giặc tiến vào Thăng Long Không lương thực giặc suy yếu nhanh chóng.

Š Thế giặc hỗn loạn.

- Ta chặn địch ở Bình Lệ Nguyên, tại đây diễn ra một trận đánh quyết liệt.

- Thế giặc mạnh, ta lui về Phù Lỗ, tạm rời Thăng Long lui về Thiên Mạc 

 - 29/1/1258 ta bất ngờ mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu

c/ Kết quả: Quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long chạy về nước

d/ Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần  đoàn kết

- Ý chí, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc

- Cách đánh sáng tạo,

- Sự chỉ huy tài tình của Trần Thủ Độ

II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược nhà Nguyên ( 1285 )

1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.

- Năm 1279 vua Nguyên ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt  và Champa, làm cầu nối xâm lược và thôn tính các nước ở phía nam Trung Quốc.

- Năm 1283, Toa Đô đem 10 vạn quân tấn công  Champa làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt song thất bại.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.

- Năm 1282 vua Trần triệu tập Hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.

- Cử Trần Quốc Tuấn làm chỉ huy quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng ’ tăng cường khối đoàn kết dân tộc.

- Nhà Trần đã tổ chức  tập trận  ở Đông Bộ Đầu

3 Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi.

- Tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.

- Ta rút về Vạn Kiếp, Thiên Trường để bảo toàn lực lượng.

- Thực hiện “vườn không nhà trống” chờ phản công.

- Tháng 5/1285 nhà Trần cho quân tổ chức phản công  quân giặc ở: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

- Kết quả:

+  Đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên .

+ Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước. Toa Đô bị chém đầu.

III/ Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược nhà Nguyên ( 1287 – 1288 )

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.

a/ Nguyên nhân: Căm tức vì thất bại nhục nhã, quân Nguyên lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

b/ Sự chuẩn bị của ta: cả nước  khẩn trương kháng chiến.

c/ Diễn biến:

- Cuối tháng 12/1287, Thoát  Hoan chỉ huy quân bộ đánh vào Lạng Sơn. Quân thuỷ và đoàn thuyền lương Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào  Bạch Đằng.

- Ta lui để bảo toàn lực lượng.

- Thoát Hoan tiến về Vạn Kiếp xây dựng căn cứ và  chờ hội quân với quân thuỷ.

- Ô Mã Nhi ngược sông Bạch Đằng kéo vào Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan.

2.Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Trần Khánh Dư  cho tập kích và tiêu diệt thuyền lương của địch ở Vân  Đồn.

- Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

3. Chiến thắng Bạch Đằng.

- Hoàn cảnh:

+ Tháng 1/1288, Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long trong cảnh  trống vắng. Giặc rơi vào tình thế nguy đốn š Thoát Hoan buộc phải cho quân rút về Vạn Kiếp .

- Diễn biến:

+ Tháng 4/1288 quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy rút theo đường Bạch Đằng. Ta nhử giặc vào trận địa cọc ngầm thuyền địch xô vào bãi cọc ngầm vỡ đắm toàn bộ thuỷ binh bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.Cánh quân bộ do Thoát Hoan bị quân ta tập kích đánh tơi bời.

- Kết quả: sau 5 tháng cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

- Ý nghĩa :

+ Đánh  tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên.

+ Ghi 1 dấu son chói lọi vào LS đấu tranh của dt.

IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

1. Nguyên nhân thắng lợi.

 - Tinh thần đòan kết của tòan dân tộc

 - Sự  chuẩn bị đầy đủ và  chủ động cho k/c.

 - Sự chỉ huy tài giỏi  của Trần Quốc Tuấn.

 - Đề ra chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

 - Tinh thần chiếu đấu anh dũng quyết của tòan dân – toàn quân ta.

 - Nắm được thời cơ.

2. Ý nghĩa lịch sử.

a/ Trong nước :

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc.

- Nâng cao cao lòng tự hào, tự cường cho dt và củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Khẳng định lòng yêu nước và xây đắp truyền thống nghệ thuật  quân sự Việt Nam.

b/ Thế giới:

- Góp phần ngăn chặn ý đồ xâm lược của quân Nguyên đối với các nước còn lại ở châu Á

( Nhật Bản, các nước phía nam của Trung Quốc)

c/ Bài học kinh nghiệm: đòan kết tòan dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lấy dân làm gốc.