Lịch sử lớp 7 - bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

Lịch sử lớp 7 - bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

I. Đời sống kinh tế

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:

 - Ruộng đất thuộc sở hữu của vua

 - Chủ trương:

 +  Thực hiện chế độ quân điền ( 1 năm 1 lần )

 +  Khuyến  khích  khai  khẩn  đất  hoang.

 +  Tiến hành làm thuỷ lợi .

 +  Cấm giết trâu bò. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp

- Kết quả: Nông nghiệp  được mùa nhiều năm.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+  Nhà nước quan tâm tới SX nông nghiệp.

+  Nhân dân chăm lo sản xuất.

2. Thủ công nghiệp - thương nghiệp.

a/ Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp truyền thống: dệt, gốm, khắc gỗ, rèn sắtt, làm giấy.... phát triển.

- Thủ công nghiệp nhà nước: xây dựng, rèn vũ khí, đúc đồng, may mặc .. phát triển.

- Thành tựu: vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên...

b/ Thương nghiệp:

- Trong nước: mở mang phát triển.

- Nước ngoài: trao đổi ở biên giới và cảng Vân Đồn

II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa.

1. Những thay đổi về mặt xã hội.

- Xã hội có 2 giai cấp chính:

+ Thống trị: Vua, quan lại, địa chủ.

+ Bị trị: Nông dân,tá điền, thợ thủ công, thương  nhân, nô tì...

-> Nhận xét : - Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn.

                     - Địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột càng nhiều.

- Đời sống:   + Thống trị: Có cuộc sống sung xướng.

                    + Bị trị: Có cuộc sống khổ cực.                  

2. Giáo dục và văn hoá.

a. Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

- Năm 1076, Quốc tử giám được thành lập

- Hạn chế: thi cử chưa đều, chưa có nề nếp, chưa quy củ.

b. Văn hoá:

- Văn học chữ  Hán bước đầu phát triển.

- Văn hoá:

+ Đạo Phật được tôn sùng, chùa , tượng phật được xây dựng nhiều.

+ Văn hóa dân gian phát triển mạnh như: chèo, múa rối... các trò chơi dân gian, lễ hội phổ biến.

- Kiến trúc: quy mô lớn, độc đáo như: tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang...

- Điêu khắc: tinh vi, thanh thoát, biểu tương rồng rất phổ biến.

-> Nền văn hoá Thăng Long ra đời