Lịch sử lớp 7 - Bài 1 - Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Sự hình thành:
- Cuối Thế kỷ V người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại và thành lập các quốc gia mới.
- Họ chiếm đoạt ruộng đất và phong tước vị.
- Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ. -> Xã hội Phong kiến hình thành.
- Lãnh chúa ( tướng lĩnh , quý tộc)
- Nông nô ( nông dân, nô lệ )

2. Lãnh địa phong kiến.
- Đời sống trong lãnh địa:
- Lãnh chúa: xa hoa, đầy đủ.
- Nông nô: đói nghèo, khổ cực .
- Đặc điểm của Kinh tế lãnh địa là: tự cung – tự cấp.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Nguyên nhân: Cuối thế kỉ XI, do sản xuất phát triển hàng hoá dư thừa cần trao đổi, buôn bán thành thị trung đại xuất hiện.
- Bộ mặt thành thị: phố xá, nhà cửa...
- Cư dân sống thành thị gồm: thợ thủ công, thương nhân (thị dân).
- Tác động: Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển.