Hóa học lớp 9 - Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

Hóa học lớp 9 - Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

1) Thí nghiệm 1:

Cho một mẫu CaO và ống nghiệm. Sau đó, thêm dần dần 1 – 2ml H2O  

– Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và nhận xét hiện tượng:

+ Mẫu CaO nhão ra.

+ Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

+ Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím: quỳ tím chuyển thành màu xanh (dung dịch thu được có tính bazơ).

+ Kết luận: Caxioxit có tính chất hóa học của oxit bazơ      

 \(CaO(r) + {H_2}O(l) \to Ca{(OH)_2}


2) Thí nghiệm 2:

Đốt một ít P đỏ trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi P đỏ cháy hết, cho 3ml H2O vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. 

– Làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét:

+ P đỏ cháy trong bình tạo hạt nhỏ màu trắng, tan được trong nước tạo thành dd trong suốt.

+ Nhúng mẫu quỳ tím vào dd đó quỳ tím chuyển thành màu đỏ ( dd thu được có tính chất axit).

+ Kết luận: P2O5 có tính chất hóa học của axit.

3)Thí nghiệm 3:

Phân biệt các dung dịch H2SO4, HCl, Na2SO4.

– Tính chất giúp ta phân biệt 3 dung dịch là:

+ Dung dịch axit là quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

+ Nếu nhỏ BaCl2 vào HCl, H2SO4 thì chỉ có dung dịch H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng.

– Cách làm:

+ Ghi số thứ tự 1, 2, 3 cho mỗi lọ đựng dung dịch ban đầu.

+ Lấy ở mỗi lọ 1 giọt nhỏ vào quỳ tím. Quỳ tím không đổi màu thì lọ số … dựng dd Na2SO4. Quỳ tím đổi sang đỏ thì lọ số … và … đựng dd axit.

+ Lấy ở mỗi lọ chứa dd axit 1ml dd cho vào ống nghiệm, nhỏ 1 giọt dd BaCl2 vào mỗi ống nghiệm.

   Trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dd ban đầu có số … là dd H2SO4. Không có kết tủa thì lọ ban đầu có số … là dd HCl.

\(BaC{l_2} + {H_2}S{O_4} \to 2HCl + BaS{O_4} \downarrow \)