HÓA 8 - Bài 13: Phản ứng hóa học

HÓA 8 - Bài 13: Phản ứng hóa học

I.            Định nghĩa:

Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.

Tên chất phản ứng   ®   Tên các sản phẩm

    ( Chất tham gia)              ( Chất sinh ra)      

VD:        Phương trình chữ:

       Lưu huỳnh + sắt   ®    Sắt (II) sunfua.

   Đường            ®     Than + Nước.

Bài tập 3:

Parafin +  oxi ®  Nước +  Cacbon đioxit.

   (Chất tham gia)           (Chất sinh ra)

II.            Diễn biến của phản ứng hoá học:

Kết luận:  Trong PƯHH chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác”.

III.            Khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra?

-         Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau.

-         Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó (tuỳ mỗi phản ứng cụ thể) .

-         Một số phản ứng cần có mặt chất xúc tác.

v Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau, cung cấp nhiệt độ và chất xúc tác

IV.            Làm thế nào để nhận biết được có phản ứng hoá học xảy ra?

v Dấu hiệu nhận biết: Có chất mới tạo ra.

-         Màu sc.

-         Trạng thái.

-         Tính tan.

-         Sự toả nhiệt, phát sáng.