GRAMMAR (Ngữ pháp)

GRAMMAR (Ngữ pháp)

II. GRAMMAR (Ngữ pháp)

1. Non-defining and defining relative clauses (mệnh đề quan hệ xác định và không xác định)

Mệnh đề quan hệ (relative clauses) là mệnh đề phụ bắt đầu bằng các đại từ quan hệ (relative pronouns) who, whom, which, whose, that hoặc trạng từ quan hệ (relative adverbs) when, where, why, được dùng để bổ nghĩa cho danh từ, ngữ danh từ hoặc mệnh đề đứng ngay trước nó. Mệnh đề quan hệ được chia thành hai loại: mệnh đề quan hệ xác định (defining clauses) và mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining clauses).

a. Defining clauses (Mệnh đề quan hệ xác định)

Mệnh đề quan hệ xác định được dùng để xác định danh từ (người hoặc vật) mà cậu đang đề cập đến.

Ex: I have three phones. The phone that is in the kitchen is broken.

(Tôi có ba chiếc điện thoại. Chiếc điện thoại trong nhà bếp đã bị hỏng.) => Cần phải có mệnh đề quan hệ để xác định là chiếc điện thoại nào đang được đề cập đến.

- Có thể bỏ các đại từ quan hệ dùng làm tân ngữ who(m), which, that và trạng từ quan hệ then trong mệnh đề quan hệ xác định

Ex: That's the computer (that) I bought. (Đó là chiếc máy vi tính mà tôi đã mua.)

I remember the day (when) I met him. (Tôi nhớ lại ngày mà tôi gặp anh ấy)

b. Non-defining clauses (Mệnh đề quan hệ không xác định)

Mệnh đề quan hệ không xác định được dùng để cung cấp thêm thông tin cho danh từ mà mệnh đề đó đang đề cập đến.

Ex: I have only one phone. The phone, which is in the kitchen, is broken. (Tôi chỉ có một chiếc điện thoại. Chiếc điện thoại đó, uốn ở trong nhà bếp, đã bị hỏng.) => không cần phải có mệnh đề quan hệ cũng có thể xác định là chiếc điện thoại nào đang được đề cập đến.

- Mệnh đề quan hệ không xác định được ngăn với phần còn lại của cậu bằng dấu phẩy.

Ex: The switch, which is on the back, is off. (Chiếc công tắc, uốn ở phía sau, đã tắt rồi.) => Chỉ có một chiếc công tác.

- Không được bỏ các đại từ quan hệ làm tân ngữ và các trạng từ quan hệ trong mệnh đề quan hệ không xác định.

Ex: She remembers Marc, who she visited often. (NOT She remembers Mare she visited often.) (Cô ấy nhớ Marc, người mà cô ấy thường đến thăm.)

+ Không dùng that để giới thiệu mệnh đề quan hệ không xác định.

Marie, who introduced us at the party, called me last night. (NOT Marie, that introduced us at the party, ...) (Marie, người đã giới thiệu chúng ta tại buổi tiệc, đã gọi cho tôi vào tối qua.)

2. Even though, although, though

Even though, although, though là các liên từ được dùng để bắt đầu mệnh đề phụ chỉ sự tương phản của hai hành động trong câu.

although/ though/ even though + subject + verb

Ex: Although the government refuses to admit it, its economic policy is in ruins.

(Mặc dù chính phủ không chịu thừa nhận, chính sách kinh tế của họ đang thất bại.)

Even though I don't agree with him, I think he's honest.

(Mặc dù tôi không đồng tình với anh ấy, tôi cho rằng anh ấy chân thật.)

I'd quite like to go out, though it is a bit late.

(Tôi rất muốn đi chơi, mặc dù bây giờ đã khá muộn.)

- Even though thường được dùng để nhấn mạnh sự tương phản.

Ex: Even though I didn't understand a word, I kept smiling.

(Dù chẳng hiểu được từ nào, tôi vẫn cứ mỉm cười.)

- Though có thể được dùng như một trạng từ với nghĩa tuy vậy, tuy nhiên, dù vậy, thế nhưng (= however)

Ex: ‘Nice day.’ Yes. Bit cold,       .’

(“Trời đẹp thật.” “Vâng. Nhưng hơi lạnh.”)

* Lưu ý: Không dùng although/ though/ even though cùng với but

Ex: Although I enjoyed my stay in the USA, I was still glad to come home.

(Dù thích chuyến đi Mỹ của mình, tôi vẫn cảm thấy rất vui khi về nhà.)

I enjoyed my stay in the USA, but I was still glad to come home.

(Tôi thích chuyến đi Mỹ của mình, nhưng tôi vẫn rất vui khi về nhà.)

(NOT Although I enjoyed my stay in the USA, but I was still glad to come home.)