Địa lý lớp 8 - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Địa lý lớp 8 - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

1. Khu vực đồi núi.

- Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.

- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc từ sông cả tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng đồi núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển.

- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ badan phủ trên các cao nguyên rộng lớn...

2. Khu vực đồng bằng.

- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng phù sa châu thổ và đồng bằng phù sa duyên hải. Rộng nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa.

- Bờ biển nước ta dài trên 3260 km có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
- Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ.