Địa lý lớp 8 - Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Địa lý lớp 8 - Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

a. Phần đất liền:
- Cực Bắc: 23º23/B-105º20/Đ
- Cực Nam: 8º34/B-104º40/Đ
- Cực Tây: 22º22/B-102º10/Đ
- Cực Đông: 12º40/B-109º24/Đ
- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới. 
- Nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT, có diện tích khoảng 329. 314 km² (2008)

b. Phần biển:
- Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km².
c. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên. 
- Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và cấc quốc gia Đông Nam Á hải đảo. 
- Nơi giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. 

2. Đặc điểm lãnh thổ:

a. Phần đất liền:
- Lãnh thổ kéo dài, bề ngang phần đất liền hẹp. 
- Đường bờ biển uốn khúc hình chữ S dài 3260 km
- Vị trí, hình dạng, kích thước của lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo ở nước ta. 
- Nước ta có đủ điều kiện phát triển nhiều loại hình vận tải. Nhưng có trở ngại do thiên tai…

b. Phần biển:
- Biển nước ta mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển. 
- Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế.