Bài 9: NHẬT BẢN

Bài 9: NHẬT BẢN

Bài 9: NHẬT BẢN

A.  TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

      I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lí

- Nằm phía Đông lục địa Châu Á.

- Kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và hàng nghìn đảo nhỏ

=> Thuận lợi cho mở rộng giao lưu bằng đường biển. Phát triển các ngành kinh tế biển.

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bờ biển nhiều vũng vịnh.

- Sông ngòi: sông ngắn, dốc, trữ năng thuỷ điện lớn.

- Có các dòng biển nóng, lạnh chảy hai bên bờ; tạo nên nhiều ngư trường lớn.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa, khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc khí hậu ôn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt.

- Nghèo khoáng sản, chủ yếu là than đá, đồng, sắt nhưng trữ lượng nhỏ.

è Thuận lợi: Có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp để phát triển du lịch, trữ năng thuỷ điện lớn, các dòng biển gặp nhau tạo ra các ngư trường lớn, khí hậu phân hoá có thể phát triển nhiều loại nông sản.

è Khó khăn: Nhật Bản thiếu nhiều loại khoáng sản quan trọng, thiếu đất nông nghiệp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như động đất, núi lửa, bão.

II. DÂN CƯ

- Nhật Bản là nước đông dân, dân cư phân bố chủ yếu ở các TP lớn ven biển.

- Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần.

- Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng cao.

- Lao động cần cù, tính kỉ luật cao. Coi trọng đầu tư cho giáo dục.

è Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới.

      Tuy nhiên, khó khăn là chi phí cho phúc lợi xã hội cao, thiếu nguồn lao động trẻ trong tương lai…

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973.

a. Đặc điểm:

- Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục.

- Tốc độ tăng trưởng cao.

b. Nguyên nhân:

- Chú trọng đầu tư HĐH công nghệ, tăng vốn, áp dụng kỹ thuật mới.

- Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
 

2. Tình hình kinh tế từ sau năm 1973

- Từ 1973 đến 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng dầu mỏ.

- Từ 1986 đến 1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,3% do có sự điều chỉnh chiến lược kinh tế hợp lí.

- Từ sau 1991 tốc độ tăng chậm lại.

=> Sau năm 1973 mặc dù có những bước thăng trầm nhưng về cơ bản Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế, KHKT, tài chính thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ.

  1. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ

Nội dung chính

I. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ.

- Các ngành trọng điểm: sản xuất máy công nghiệp, thiết bị điện tử, người máy, tàu biển...

- Cơ cấu ngành: đa dạng, đặc biệt là các ngành có trình độ khoa học kỹ thuật cao.

- Phân bố:

+ Mức độ tập trung cao, nhiều nhất trên đảo Hôn-su.

+ Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven biển, đặc biệt ở bờ Đông lãnh thổ.

2. Dịch vụ

- Dịch vụ chiếm 68% GDP (năm 2004).

- Thương mại đứng thứ 4 thế giới, là động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.

+ Xuất khẩu: Chủ yếu các sản phẩm công nghiệp (ô tô, tàu biển, Rô bốt...).

+ Nhập khẩu: nguyên, nhiên liệu, sản phẩm nông nghiệp.

+ Thị trường rộng lớn, các bạn hàng chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các nước Đông Á,…

- Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 thế giới.

- Đứng đầu thế giới về tài chính, ngân hàng. Đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

3. Nông nghiệp

a. Điều kiện phát triển

- Thuận lợi:

+ Đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng, nhiều ngư tường lớn.

+ khoa học kỹ thuật phát triển giúp hiện đại hoá trong nông nghiêp, lao động trình độ cao, nhu cầu thị trường lớn.

- Khó khăn: Thiếu đât canh tác, đang có xu hướng bị thu hẹp lại.

b. Tình hình phát triển

- Nông nghiệp đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP).

- Cơ cấu: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản với sản phẩm đa dạng. Trong đó ngành đánh bắt hải sản đóng vai trò quan trọng.

- Nền nông nghiệp hiện đại, thâm canh cao: ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuât, nâng cao chất lượng sản phẩm.

II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn

- Hôn-su

- Kiu-xiu

- Xi-cô-cư

- Hôc-cai-đô

- Hôn – su: Kinh tế phát triển nhất với nhiều ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại. Do: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ, dân số đông

- Kiu – xiu: phát triển CN nặng, đặc biệt là ngành khai thác than và luyện thép. Do lao động có trình độ, và vị trí thuận lợi.