Bài 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Bài 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Bài 9

CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,

LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

 

1- Con người là chủ thể của lịch sử.

a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử của  mình.

·        Quá trình phát trin ca con người:

- Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.

- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.

·        Quá trình phát triển của xã hội.

- Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.

- Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.

=> xã hội loài người ra đời.

- Việc chế tạo ra công cụ lao động đã làm cho xã hội ngày một phát triển.

- Tóm lại: Như vậy thông qua quá trình lao động và chế tạo công cụ lao động đã giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.

b- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.

·        Ch th sáng to ra các giá tr vt cht:

- Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.

- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.

- Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.

Ví dụ: +Lương thực, thực phẩm

           + Tư liệu sinh hoạt 

·        Sáng to ra các giá tr tinh thn:

- Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần

- Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật

Ví dụ:+ Các kỳ quan thế giới

          + VN: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên

c- Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

Ví dụ: Từ công xã nguyên thủy -> chiếm hữu nô lệ -> phong kiến -> tư bản chủ nghĩa - > xã hội chủ nghĩa

Kết luận: Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình đó, con người luôn ton trọng và biết vận dụng quy luật khách quan để phục vụ cuộc sống của mình.

 

2- Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội.

a- Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội.

- Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.

 

 

- Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu KHKT đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe doạ cuộc sống con người.

VD: + Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố

Tóm lại:

Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người.

 

3- Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người.

* So sánh các chế độ xã hội:

Công xã nguyên thủy:   Mức sống thấp, con người    phụ thuộc tự nhiên

Chiếm hữu nô lệ:    Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột

Phong kiến:    Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức DT,TG, con người bị áp bức, bóc lột.

Tư bản chủ nghĩa: Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột

Xã hội chủ nghĩa:  Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển

Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ XHCN mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của CNXH là vì tự do, hạnh phúc cho con người.