Bài 7: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ

Bài 7: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ

Bài 7: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ

1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.

2. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

a. Hoàn cảnh ra đời:

- Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được các cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.

*      Quá trình hình thành:

- Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa và lập nên vương quốc Hồi giáo ở Lưỡng Hà. Đạo Hồi bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên 1 vương quốc Hồi giáo nữa ở giáp Tây Bắc Ấn Độ.

- 1206 Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li.

b. Các đặc điểm nổi bật của vương triều:

- Về chính trị: ban hành các chính sách như: truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo; tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

- Về tôn giáo: thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

- Về văn hóa: văn hóa Hồi giáo – yếu tố văn hóa mới - được du nhập vào Ấn Độ.

- Về kiến trúc: một số công trình kiến trúc được xây dựng mang đậm dấu ấn kiến trúc Hồi giáo; xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới ở thế kỉ XIV.

- Các chính sách tích cực được ban hành đã góp phần ổn định và phát triển đất nước.

- Văn hóa của A-rập Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Đông  - Tây.

- Tuy nhiên, sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo là những trở ngại lớn, không thể làm tan đi nỗi bất bình trong nhân dân.

=> Vị trí của vương triều Đê-li trong lịch sử Ấn Độ:

- Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

- Đạo Hồi đã được truyền bá tới một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á nhờ những thương nhân Ấn Độ.

3. Vương triều Mô-gôn:

- Năm 1398, thủ lĩnh – vua là Ti-mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công vào Ấn Độ. Năm 1526, chiếm được Đê-li lập nên vương quốc Mô-gôn (gốc Mông Cổ).

*       Nhận xét:

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Tuy nhiên, nó không phải đã tan rã và suy yếu.

- Các vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa”, xây dựng đất nước và có bước phát triển mới vào thời vua A-cơ-ba trị vì (1556 – 1605).

*      Chính sách của vua A-cơ-ba:

-    Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau.
-     Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
-    Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
-    Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

=> Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

- Tuy vậy, hầu hết những ông vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế độc đoán để cai trị đất nước. Một số vị vua đã dùng những biện pháp, hình phạt khắc nghiệt để đàn áp dân chúng, phục vụ cho lợi ích của chính mình.

- Ở giai đoạn cuối,do những chính sách thống trị hà khắc của tầng lớp thống trị đã làm cho Ấn Độ rơi vào tình trạng khủng hoảng do sự phản kháng trong nhân dân tăng lên ngày càng cao.

- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của Bồ Đào Nha.