Bài 7: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Bài 7: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

I/ SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC:

      - Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

      - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.

II.CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.

1.Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

-Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị) à là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.

Số TT của nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hoá trị

-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.

-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAàVIIIA.

2.Một số nhóm A tiêu biểu.

a.Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)

- Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He)

- Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 ntử

b.Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)

- Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

- Tính chất hoá học:

+ Tác dụng với oxi tạo oxít bazơ

+ Tác dụng với Phi kim tạo muối

+ Tác dụng với nuớc tạo hiđroxít +H2

c.Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)

- Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At*

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

-Tính chất hoá học:

+ Tác dụng với oxi tạo oxít axít

+ Tác dụng với kim loại tạo muối

+ Tác dụng với H2 tạo hợp chất khí.