BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

A. EU - LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Sự ra đời và phát triển:

a. Sự ra đời:

- Năm 1951, các nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu.

- 1957, 6 nước này thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu, tiền thân của EU ngày nay.

- Năm 1958, thành lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967, hợp ba tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC)

- Năm 1993, EC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

b. Sự phát triển:

- Số lượng thành viên tăng liên tục: Từ 6 nước (1951) lên 27 nước thành viên (hiện nay).

- EU được mở rộng theo các hướng khác nhau của  không gian địa lý.

- Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới:

- EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới:

+ EU chiếm 31% GDP thế giới (2004)

+ Tổng GDP cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản (2004)

+ Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền euroơ-rô => EU trở thành trung tâm KT hàng đầu TG

+ EU dẫn đầu Thế giới về tỷ trọng xuất khẩu trong GDP và tỷ trọnn trong xuất khẩu của Thế giới

2. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới:

- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu

- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế

- EU dẫn đầu Thế giới về thương mại

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển

- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công

nghiệp và trợ giá cho nông sản- EU chiếm tới 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới (2004)

- Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản. 

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

B. EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU

1.Tự do lưu thông:

- EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 1/1/1993.

- Bốn mặt tự do lưu thông là:

  + Tự do di chuyển: Tự do đi lại, cư trú và lựa chọn nơi làm việc trong các nước EU.

  + Tự do lưu thông dịch vụ: Các dịch vụ như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch được tự do hoạt động trong EU

  + Tự do lưu thông hàng hoá: Hàng hóa được lưu thông tự do trong EU mà không bị đánh thuế giá trị gia tăng.

  + Tự do lưu thông tiền vốn: Có thể tự do mở tài khoản, lựa chọn đầu tư trong các nước EU.

- Ý nghĩa của tự do lưu thông:

  + Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.

  + Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu.

  + Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Eu ro (Ơ-rô) - Đồng tiền chung của EU:

- Đồng tiền chung của ơ-rô được đưa vào sử dụng ở EU từ 1/1/1999.

- Hiện nay, có 15 nước sử dụng ơ-rô làm đồng tiền quốc gia (năm 2008 Síp và Manta đưa ơ-rô vào sử dụng).

Lợi ích của việc sử dụng Ơ-rô:

 + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.

 + Loại bỏ rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

 + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

 + Đơn giản hoá công tác kế toán của ccác doanh nghiệp đa quốc gia.

II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ

Nội dung hợp tác

Các nước hợp tác

Lợi ích mang lại

Sản xuất máy bay E- bớt

Có sự hợp tác của Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha

Cạnh tranh có hiệu quả với các hảng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.

Đường hầm giao thông dưới biển Măng sơ

Hợp tác xây dựng giữa Anh và Pháp.

Vận chuyển hàng hoá thuận lợi từ Anh sang lục địa châu Âu và ngược lại.

III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU

1. Khái niệm

Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Vị trí: Khu vực biên giới 3 nước Hà Lan, Bỉ, Đức.

- Nôi dung: liên kết về việc làm,, giáo dục, văn hóa.

- Lợi ích:

 + Tạo thuận lợi cho lao động đi làm việc qua lại giữa các nước.

 + Liên kết sâu rộng về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước.