BÀI 7. CÁC NƯỚC MĨ LA TINH.

BÀI 7. CÁC NƯỚC MĨ LA TINH.

I. NHỮNG NÉT CHUNG.

- Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước ở Mỹ La-tinh đã giành được độc lập từ những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mỹ.
- Từ đầu những năm 60, một cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước với mục tiêu là thành lập các chính phủ dân tộc - dân chủ và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng cao đời sống của nhân dân. + Tiêu biểu là cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba đầu năm 1959.

- Các nước đã thu được nhiều thành tựu: Củng cố độc lập dân tộc, dân chủ hoá đời sống chính trị, tiến hành các cải cách dân chủ… Tuy nhiên, ở một số nước, có lúc đã gặp phải những khó khăn như tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái.

II. CU BA - HÒN ĐẢO ANH HÙNG.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển.

- Mỹ thiết lập chế độ độc tài quân sự Batixta, cực kỳ phản động.

- Ngày 26-7-1953, quân cách mạng tấn công trại lính Môncađa mở đầu thời kỳ khởi nghĩa vũ trang

- Tháng 11-1956, Phi đen về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng

- Ngày 1-1-1959, Cách mạng Cu Ba thắng lợi

- Tháng 4-1961 tiến lên Chủ nghĩa xã hội

- Mỹ thực hiện chính sách thù địch, cấm vận. Cu Ba vẫn kiên trì với Chủ nghĩa xã hội.

- Sau ngày cách mạng thắng lợi, Chính phủ cách mạng đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế… Bộ mặt đất nước Cu Ba thay đổi căn bản và sâu sắc.

- Vượt qua những khó khăn to lớn do chính sách phá hoại, bao vây, cấm vận về kinh tế của Mỹ, sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN. Nhân dân Cu Ba vẫn đứng vững và tiếp tục đạt được những thành tích mới: Xây dựng nền nông nghiệp đa dạng, nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý…

III. Tóm tắt kiến thức