Bài 40: Các hạt sơ cấp

Bài 40: Các hạt sơ cấp

Bài 40. CÁC HẠT SƠ CẤP

1.Hạt sơ cấp

Định nghĩa

   -Các hạt có kích thước cỡ kích thước hạt nhân nguyên tử gọi là hạt sơ cấp. Ví dụ như: proton,photôn,pôzitron,nơtrinô, nơtron, electron…

Tính chất

   -Phân loại hạt sơ cấp: Dựa vào độ lớn và đặc tính tương tác

                +Phôtôn: là những hạt sơ cấp có khối lượng m0 = 0, là lượng tử ánh sáng

                +Leptôn:gồm các hạt nhẹ như electron (có khối lượng từ 0-200me) như nơtrinô, electron,pozitron,mêzôn \[\mu \]

                +Hađrôn:Là những hạt có khối lượng trên 200me và được phân thành ba nhóm chính

·   Mêzôn : các hạt có khối lượng trung bình trong khoảng 200me nhưng nhỏ hơn khối lượng nuclon

·   Nuclon: p,n

·   Hipêron: có khối lượng lớn hơn khối lượng của nuclon

Nuclon và hipêron gọi là barion

   -Thời gian sống trung bình

Một số hạt bền vững (như proton, electron,nơtrino, photon), còn lại đa số không bền vững có thời gian sống trung bình khoảng 10-24s đến 10-6s.

   -Phản hạt:

Mỗi hạt sơ cấp đều có phản hạt của nó, đó là những hạt có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và có cùng giá trị tuyệt đối.

   -Spin:

Mỗi hạt sơ cấp khi đứng yên cũng có mômen động lượng riêng và mômen từ riêng, đặc trưng cho chuyển động nội tại và bản chất của hạt. Đặc trưng bằng số lượng tử Spin.

Dựa vào Spin người ta chia hạt sơ cấp thành hai loại

                +Fecmiôn: có s = 1/2;3/2;5/2…

                +Bôzôn: có s = 0,1,2…

Tương tác của các hạt sơ cấp

   -Có bốn loại tương tác cơ bản

                +Tương tác điện từ.

                +Tương tác mạnh

                +Tương tác yếu

                +Tương tác hấp dẫn

6. Hạt quark:

a. Hạt quark: Tất cả các hạt hađrôn được tạo nên từ các hạt rất nhỏ.

b. Các loại quark: Có 6 loại quark là u, d, s, c, b, t và phản quark tương ứng. Điện tích các quark là \( \pm \frac{e}{3};{\rm{ }} \pm \frac{{{\rm{2e}}}}{{\rm{3}}}\).

c. Các baraiôn: Tổ hợp của 3 quark tạo nên các baraiôn.