Bài 4: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Bài 4: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

 

I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ:

-       Các electron sắp vào các lớp và phân lớp từ mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao theo thứ tự sau: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s,…

-       Khi điện tích hạt nhân tăng, có sự chèn mức năng lượng nên mức năng lượng của 4s thấp hơn 3d.

 

II. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊNTỬ:

       1. Cấu hình e của nguyên tử:

-       Cấu hình electron: Biểu diễn sự phân bố e trên các lớp và phân lớp

-       Ví dụ: Cấu hình e của các nguyên tử:

1H: 1s1

2He: 1s2

8O: 1s2 2s2 2p4   hay [He] 2s2 2p4

18Ar: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6  

20Ca: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6  4s2  hay  [Ar] 4s2

35Br: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5 hay [Ar] 3d10 4s2 4p5              

-       Phân lớp cuối cùng là họ của nguyên tố :

+ H, He, Ca:  là nguyên tố s vì e cuối cùng điền vào phân lớp s.

+ O, Ar, Br: là nguyên tố p vì e cuối cùng điền vào phân lớp p.

+ Ngoài ra còn có nguyên tố d, nguyên tố f.

      2/ Cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu (xem sách GK)

 

III/ ĐẶC ĐIỂM LỚP ELECTRON NGOÀI CÙNG:

-       Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp e ngoài cùng có nhiều nhất là 8 e

-       Các nguyên tử đều có khuynh hướng đạt trạng thái bão hòa bền với 8 e ở lớp ngoài cùng( trừ He, 2e ngoài cùng).

-       Lớp e ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố:

+ Nếu tổng số e ngoài cùng < 4 (1,2,3e) => Nguyên tử  CHO e => là kim loại.

+ Nếu tổng số e ngoài cùng > 4 (5,6,7e) => Nguyên tử  NHẬN e => là phi kim.

+ Nếu tổng số e ngoài cùng = 4  =>  Nguyên tử có thể là kim loại hoặc phi kim.

 + Nếu tổng số e ngoài cùng   =  8 ( trừ He , 2e ngoài cùng) => Nguyên tử bền về mặt hóa học => là khí hiếm.

 à Vậy: khi biết cấu hình e của nguyên tử có thể dự đoán được các loại nguyên tố.