Bài 4: Cacbohiđrat và lipit

Bài 4: Cacbohiđrat và lipit

Bài 4

CACBOHYDRAT, LIPIT và PROTEIN

I.  Cacbohyđrat: (Đường)

Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm 3 nguyên tố : C, H, O.

1) Cấu trúc hoá học

a. Đường đơn: (monosaccarid)

- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.

- Đường 5C (Ribose, Deoxyribose), đường 6C (Glucose, Fructose, Galactose).

b. Đường đôi: (Disaccarid)

- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucozit.

- Mantose (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucose, Saccarose (đường mía) gồm 1 phân tử Glucose  và 1 phân tử Fructose, Lactose (đường sữa) gồm 1 phân tử glucose và 1 phân tử galactose

c. Đường đa: (polysaccarid)

- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucozit.

- Ví dụ: Glycogen, tinh bột, cellulose, kitin…

- Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế bào thực vật.

2) Chức năng của Cacbohydrat

-Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.

-Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.

VD: Kitin cấu tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng.

II. Lipid: (chất béo)

 

Cấu tạo

Chức năng

Mỡ

Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo(16 -18nguyên tử C).

- Axit béo no: có trong mỡ ĐV.

- Axit béo không no: có trong TV, 1 số loài cá.

Dự trữ năng lượng cho tế bào.

Phôtpholipit

Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.

Tạo nên các loại màng tế bào.

Stêrôit

Chứa các nguyên tử kết vòng.

Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hoocmôn.

Sắc tố - Vitamin

Vitamin là phân tử hữu cơ nhỏ.

Sắc tố Carôtenoit

Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể