Bài 3: Số đo góc

Bài 3: Số đo góc

Tóm tắt lý thuyết

1. Đo góc

Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 18001800

Số đo của mỗi góc không vượt quá 18001800

2. So sánh hai góc

Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng.

Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

Hai góc bằng nhau ở hình 1  được kí hiệu là xOyˆ=uIvˆxOy^=uIv^

Góc sOt lớn hơn góc pIq nếu số đo của góc sOt lớn hơn số đo của góc pIq, ta viết: sOtˆ>pIqˆsOt^>pIq^

Khi đó, ta còn nói: góc pIq nhỏ hơn góc sOt và viết pIqˆ<sOtˆpIq^<sOt^

3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù

Góc có số đo bằng 900900 là góc vuông. Số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v.

Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

Ví dụ 1: Một học sinh làm một mặt đồng hồ như hình. Hãy đo để kiểm tra xem đồng hồ đó kẻ đúng hay sai?

Giải

Gọi O là gốc chung của hai kim đồng hồ. Chẳng hạn lúc 3 giờ, kim giờ chỉ số III, kim phút chỉ số XII, ta có góc IIIOXII. Kiểm tra xem các góc IOII, IIOIII, IIIOIV,…có bằng nhau hay không.


Ví dụ 2: Hai lúc mấy giờ đúng kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 00,600,900,1500,180000,600,900,1500,1800?

Giải

Kim phút và kim giờ tạo thành góc 0000 lúc 12 giờ