Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

BÀI 3

CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC

I.  Các nguyên tố hoá học:

- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 95% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Các nguyên tố hoá học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hoá, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.

1. Các nguyên tố đa lượng: C, H, O, N, S, K…

- Các nguyên tố có tỷ lệ > 10 - 4 ( 0,01%)

- Là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.

- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtein, lipit, axit nuclêic là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

2. Nguyên tố vi lượng( Fe, Cu, Mo, Bo, I…)

- Các nguyên tố có tỷ lệ < 10 - 4 ( 0,01%)

- Là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối lượng khô của tế bào.

- Vai trò: Tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào.

II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:

1. Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước:

a. Cấu trúc:

- 1 nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hoá trị.

- Phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu do đôi điện trong liên kết bị kéo lệch về phía ôxi.

b. Đặc tính:

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Phân tử nước này hút phân tử nước kia.

- Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.

2. Vai trò của nước đối với tế bào:

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.

- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết.

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống.