Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

BÀI 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI

I. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại

 

 
   

- Đưa mối hàn của cặp nhiệt điện:

+ Vùng từ Đ ® T: kim điện kế bị lệch.

+ Đưa ra khỏi đầu Đ (A): kim điện kế vẫn lệch.

+ Đưa ra khỏi đầu T (B): kim điện kế vẫn tiếp tục lệch.

+ Thay màn M bằng một tấm bìa có phủ bột huỳnh quang ® ở phần màu tím và phần kéo dài của quang phổ khỏi màu tím ® phát sáng rất mạnh.

- Vậy, ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang phát hiện được.

- Bức xạ ở điểm A: bức xạ (hay tia) hồng ngoại.

- Bức xạ ở điểm B: bức xạ (hay tia) tử ngoại.

II. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tử ngoại

1. Bản chất

- Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, và chỉ khác ở chỗ, không nhìn thấy được.

2. Tính chất

- Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.

III. Tia hồng ngoại

1. Cách tạo

- Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0K đều phát ra tia hồng ngoại.

- Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi trường.

- Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng: bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại…

2. Tính chất và công dụng

- Tác dụng nhiệt rất mạnh ® sấy khô, sưởi ấm…

- Gây một số phản ứng hoá học ® chụp ảnh hồng ngoại.

- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần ® điều khiển dùng hồng ngoại.

- Trong lĩnh vực quân sự.

IV. Tia tử ngoại

1. Nguồn tia tử ngoại

- Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000oC trở lên) đều phát tia tử ngoại.

- Nguồn phát thông thường: hồ quang điện, Mặt trời, phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân.

2. Tính chất

- Tác dụng lên phim ảnh.

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hoá học.

- Làm ion hoá không khí và nhiều chất khí khác.

- Tác dụng sinh học.

3. Sự hấp thụ

- Bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh.

- Thạch anh, nước hấp thụ mạnh các tia từ ngoại có bước sóng ngắn hơn.

- Tần ozon hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300nm.

4. Công dụng

- Trong y học: tiệt trùng, chữa bệnh còi xương.

- Trong CN thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- CN cơ khí: tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại.