Bài 25: Flo - Brom - Iot

Bài 25: Flo - Brom - Iot

BÀI 25: FLO- BRÔM- IÔT

I. FLO

1.Trạng thái tự nhiên

 - Trong tự nhiên, Flo chỉ tồn tại dạng hợp chất. Hợp chất của Flo có trong men răng của người và động vật, trong lá cây của 1 số loài cây, phần lớn tập trung trong 2 khoáng vật: Florit (CaF2), Criolit (Na3AlF6).

- Chất khí, màu lục nhạt, rất độc

2. Tính chất hoá học

a. Tác dụng với kim loại: Flo là phi kim mạnh nhất nên oxi hoá hầu hết các kim loại kể cả Au và Pt.

Ví dụ:             \(Au + \frac{3}{2}{F_2} \to Au{F_3}\)(Vàng florua)

                        \(Fe + \frac{3}{2}{F_2} \to Fe{F_3}\)(Sắt III Florua)

b. Tác dụng với phi kim: (Trừ oxi và Nitơ)

    Ví dụ:         F2 + C à CF4

c. Tác dụng với Hidrô: H2 tác dụng với F2 ngay ở to thấp (–250oC)

                 H2 (K) + F2 (K) à 2HF(K)    D=–288,6KJ/mẫu

           (Phản ứng gây nổ mạnh ở to rất thấp)

d. Tác dụng với nước: Khi Flo đi qua nước, thì nước bốc cháy

                 2F2 + 2H2O à 4HF + O2

II. BROM

1.      Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý

        Giống Clo, Brom tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất, chủ yếu là muối Bromua Kali, Natri, Magie.

        Hàm lượng Brom trong tự nhiên ít hơn Clo và Flo.

        Muối Bromua có trong nước biển.

        Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi, Brom ít tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

2.      Tính chất hoá học: Brom là chất oxi hoá mạnh nhưng kém Clo.

a. Tác dụng với kim loại: Oxi hoá nhiều kim loại, phản ứng toả nhiệt.

Ví dụ: \(Fe + \frac{3}{2}B{r_2} \to FeB{r_3}\)  (Sắt (III) Bromua)

            \(Na + \frac{1}{2}B{r_2} \to NaB{r_{}}\)          (Natri Bromua)

b. Tác dụng với Hidrô: Phản ứng không gây nổ, khi đun nóng phản ứng cũng toả nhiệt, nhưng ít hơn so với phản ứng của Clo.

H2 + Br2 à 2HBr    D=–35,98 KJ/mol

c. Tác dụng với nước: Phản ứng khó khăn hơn so với phản ứng của Clo.

d. Tác dụng với dd muối Iot: Brom oxi hoá được I.

Ví dụ: Br2 + 2NaI à 2NaBr + 2I2

e. Tác dụng với chất oxi hoá mạnh:

        Br2: Thể hiện tính khử.

        Cl2: Thể hiện tính oxi hoá.

III. IOT

1.      Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý

        Trong tự nhiên iot tồn tại dạng hợp chất, có trong 1 số loài rong biển, tuyến giáp của người.

        Ở nhiệt độ thường iot là tinh thể có màu tím đen, có vẻ sáng kim loại.

2.      Tính chất hóa học

a)                           Tác dụng với kim loại: Oxi hoá nhiều kim loại.

                  \(\mathop {Fe}\limits^0  + {\mathop I\limits^0 _2} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} {\mathop I\limits^{ - 1} _2}\)      (Sắt II Iotua)

               

b)                           Tác dụng với Hidrô:

Iot tác dụng với hidrô ở nhiệt độ cao, phản ứng thuận nghịch.

½ H2 (k)  +  ½ I2  (r) à  HI   DH = +25,94 KJ/mol

c)                            Tác dụng với hồ tinh bột: Iot + hồ tinh bột ® có màu xanh.

Þ Hồ tinh bột là thuốc thử để nhận biết iot và ngược lại.