Bài 22: Sóng điện từ

Bài 22: Sóng điện từ

Bài 22. SÓNG ĐIỆN TỪ

I. Sóng điện từ :

   1. Định nghĩa : Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian

   2. Đặc điểm sóng điện từ :

   - Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với tốc độ là c = 3.108 m/s

   - Sóng điện từ là sóng ngang và luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng

   - Dao động của điện trường và từ trường tại 1 điểm luôn đồng pha

   - Sóng điện từ cũng tuân theo quy luật truyền thẳng, phản xạ và khúc xạ, nhiễu xạ và tán xạ như ánh sáng

   - Sóng điện từ mang năng lượng

   - Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài

II. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển :

Các phân tử không khí hấp thụ mạnh sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn nên các sóng này

không thể truyền đi xa

Trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị không khí hấp thụ

Các sóng ngắn vô tuyến phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển.

Nhờ có sự phản xạ liên tiếp trên tầng điện li và trên mặt đất mà các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất

Thang sóng điện từ

Tên sóng

Bước sóng

Đặc tính

Sóng dài

> 3000m

 Bị tầng điện li phản xạ, dùng trong thông tin truyền thanh truyền hình trên mặt đất, thông tin dưới nước

 

Sóng trung

200m – 3000m

Bị tầng điện li phản xạ, dùng trong thông tin truyền thanh truyền hình trên mặt đất

 

Sóng ngắn 1

50m – 200m

Bị tầng điện li phản xạ, dùng trong thông tin truyền thanh truyền hình trên mặt đất

 

Sóng ngắn 2

10m – 50m

Bị tầng điện li phản xạ, dùng trong thông tin truyền thanh truyền hình trên mặt đất

 

Sóng cực ngắn

0,01m – 10m

Không bị phản xạ ở tầng điện li, truyền thông qua vệ tinh