BÀI 2: XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

BÀI 2: XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

BÀI 2
XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

 

I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

1. Khái niệm: Là quá trình liên kết các quốc gia về KT, văn hóa, khoa học,..

2. Nguyên nhân: Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhu cầu phát triển của từng nước, xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.

3. Biểu hiện:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh:

 + Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

 + Tổ chức WTO có vai trò lớn.

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: Từ 1990 đến 2004 tăng hơn 5 lần.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu, các tổ chức tài chính quốc tế có vai trò lớn.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Các công ty có tiềm lực lớn chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

4. Hệ quả của toàn cầu hoá

a. Tích cực:

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước.

b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.

II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:

a. Nguyên nhân hình thành:

 Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới nên các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết lại với nhau.

b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực:

- Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.

- Các tổ chức liên kết tiểu vùng: Tiểu vùng sông Mê Kông, liên kết vùng Maxơ-Rainơ.

2.Hệ quả của khu vực hoá kinh tế:

- Tích cực:

+ Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế.

+ Tăng cường tự do hoá thương mại, dịch vụ.

+ Mở rộng thị trường từng nước -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.

- Tiêu cực:

 Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.