Bài 2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ

Bài 2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ

Bài 2

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ


Sơ đồ tư duy Phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nguồn: Thạc Sĩ Vũ Quốc Lịch

1.          Vị trí địa lý

-         Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

-         Hệ toạ độ địa lý:

·    Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B).

·    Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).

2.          Phạm vi lãnh thổ
















 








a.       Vùng đất

-         Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.

-         Biên giới:

·        Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.

·        Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.

·        Phía Đông và Nam giáp biển dài 3260km.

-         Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).

b.      Vùng biển

-         Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

-         Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

-         Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).

-         Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.

-         Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

-         Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.

c.       Vùng trời

-         Là khoảng không gian không bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.

3.          Ý nghĩa của vị trí địa lý

a.       Ý nghĩa về tự nhiên

-         Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

-         Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

-         Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

-         Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.

-         Nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

b.      Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

-         Về kinh tế:

·    Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

·    Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).

·    Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

-         Về văn hoá - xã hội:

·    Tạo điều kiện thuận lợi cho  nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-         Về an ninh quốc phòng:

·    Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

·    Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.