Bài 2: Các giới sinh vật

Bài 2: Các giới sinh vật

Bài 2

CÁC GIỚI SINH VẬT

I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới

1) Khái niệm giới

Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

2) Hệ thống phân loại 5 giới


II. Đặc điểm chính của mỗi giới:

1.Giới Khởi sinh: (Monera)

- Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5 µm)

- Môi trường sống: đất, nước, không khí, sinh vật

- Hình thức sống: tự tự dưỡng dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.

2. Giới Nguyên sinh: (Protista)

(Tảo, Nấm nhày và Động vật nguyên sinh)

- Tảo: Sinh vật nhân thực, đơn bào, đa bào. Hình thức sống quang tự dưỡng (cơ thể có diệp lục).

- Nấm nhày: Sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào. Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh.

- ĐVNS: Sinh vật nhân thực, đơn bào. Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng.

3. Giới Nấm: (Fungi)

- Có nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.

-  Đại diện : nấm rơm, nấm mốc, nấm men,…

-  Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

4. Giới Thực vật: (Plantae)    

- Cơ thể đa bào, nhân thực, có thành Xenlulôzơ.

- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm .

- Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm,… cho con người.

5. Giới Động vật: (Amialia)

- Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao - Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

- Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai, Động vật có xương sống.

- Có vai trò quan trọng với tự nhiên và con người.