Bài 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV

Bài 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV

 

Bài 19

NHỮNG CUỘC  KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV

 

I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

- Nguyên nhân: Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, quânTống sang xâm lược nước ta.

- Thái hậu họ Dương và triều định nhà Đinh tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

- Thắng lợi lớn nhanh chóng, thắng ngay ở vùng Đông Bắc.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Do sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt.

+ Do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.

- Ý nghĩa:

Đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Tống, củng cố vững chắc nền độc lập.

2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)

- Nguyên nhân: Thập kỷ 70 của thế kỉ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm giải quyết khủng hoảng trong nước.

- Chủ trương của nhà Lý : tổ chức kháng chiến.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược: “tiên phát chế nhân”.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

- Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bến bờ Bắc của sông Như Nguyệt => ta chủ động giảng hoà và kết thúc chiến tranh.

II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG – NGUYÊN THỜI TRẦN (Thế kỷ XIII)

- Năm 1258 – 1288, quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.

- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch đằng.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Sự lãnh đạo tài tình của vua tôi nhà Trần.

+ Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo.

- Đặc điểm:

+ Chiến đấu khi không có chính quyền trong tay.

+ Thời gian kéo dài (1418 – 1427)

+ Từ một cuộc khởi nghĩa ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

 

Kháng chiến/khởi nghĩa

Thời gian

Người chỉ huy

Chiến thắng

Chống Tống thời Tiền Lê

980 - 981

Lê Hoàn

Vùng Đông Bắc, sông Bạch Đằng

Chống Tống thời Lý

1075 - 1077

Lý Thường Kiệt

Sông Như nguyệt

Chống Mông - Nguyên

Lần 1:1258

 

Trần Thái Tông

 

Đông Bộ Đầu

 

Lần 2: 1285

 

Trần Thánh Tông,

Trần Hưng Đạo

Tây Kết, Vạn Kiếp

Lần 3: 1287- 1288

Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo

 

Bạch Đằng

Khởi nghĩa Lam Sơn

1418 - 1427

Lê Lợi, Nguyễn Trãi

Chi Lăng - Xương Giang