Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

Bài 17. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

I. Máy phát điện xoay chiều 1 pha :

   - Phần cảm : Là nam châm tạo ra từ thông biến thiên bằng cách quay quanh 1 trục – Gọi là rôto

   - Phần ứng : Gồm các cuộn dây giống nhau cố định trên 1 vòng tròn.

   - Tần số dòng điện xoay chiều : f = pn

Trong đó : p số cặp cực, n số vòng quay /giây

II. Máy phát điện xoay chiều 3 pha :

   1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động :

- Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra 3

 suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên

độ và lệch pha nhau 2p/3

   Cấu tạo :

-    Gồm 3 cuộn dây hình trụ giống nhau gắn cố định trên một vòng tròn lệch nhau 1200

-    Một nam châm quay quanh tâm O của đường tròn với tốc độ góc không đổi

Nguyên tắc : Khi nam châm quay từ thông qua 3 cuộn dây biến thiên lệch pha 2p/3 làm xuất hiện 3 suất điện động xoay chiều cùng tần số, cùng biên độ, lệch pha 2p/3

2. Cách mắc mạch ba pha :

   Mắc hình sao và hình tam giác

3. Ưu điểm :

   - Tiết kiệm được dây dẫn

   - Cung cấp điện cho các động cơ 3 pha

Các dạng bài tập:

 \(\left\{ \begin{array}{l}{e_1} = {E_0}\cos \omega t\\{e_2} = {E_0}\cos (\omega t - \frac{{2\pi }}{3})\\{e_3} = {E_0}\cos (\omega t + \frac{{2\pi }}{3})\end{array} \right.\)     Mắc sao \(\left\{ \begin{array}{l}{I_d} = {I_p}\\{I_0} = 0\\{U_d} = \sqrt 3 {U_p}\end{array} \right.\)     Mắc tam giác \(\left\{ \begin{array}{l}{I_d} = \sqrt 3 {I_p}\\{U_d} = {U_p}\end{array} \right.\)  

    Lưu ý: Ở máy phát và tải tiêu thụ thường chọn cách mắc tương ứng với nhau.