Bài 11. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Bài 11. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

I. Sự hình thành trật tự thế giới mới.

1. Hội nghị I-an-ta.

- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ của ba cường quốc là Liên Xô, Mĩ và Anh đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945. Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

- Những thoả thuận trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc.

- Liên hợp quốc được chính thức thành lập vào tháng 10 - 1945, nhằm:

+ Duy trì hoà bình an ninh thế giớI.

+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc.

+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội...

- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là thành viên thứ 149.

- Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội,...

III. Chiến tranh lạnh.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô và hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh.

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Những biểu hiện của Chiến tranh lạnh là : Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ.

- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả nặng nề như : sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược,...

IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh.

Từ sau năm 1991, thế giới bước sang thời kì sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện như :

- Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.

- Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.

- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển.   

V. Tóm tắt kiến thức