Bài 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI

Bài 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI

Bài 11

TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI

1.  Những cuộc phát kiến địa lý.

a.  Nguyên nhân phát kiến địa lý:

- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng và thị trường cao.

- Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

- Khoa học – kỹ thuật có nhiều bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ…

- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

+ Năm 1498, B. Điaxơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên là mũi Hải Vọng.

+ Vaxcô đơ gamađã đến được Calicut Ấn Độ (05/1498).

+ Tháng 8/1492. C.Côlômbô đến được CuBa và một số đảo vùng Angti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra Châu Mỹ.

+ Magienlan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519- 1521).

- Hệ quả của phát kiến địa lý.

+ Đem lại hiểu biết mới về Trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

b.  Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

- Nguyên nhân:

+ Kinh tế châu âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mỹ, châu Phi và châu Á.

+ Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền.

- Biểu hiện nảy sinh chủ nghĩa tư bản:

+ Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công lên thay thế phường hội, hình thành người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.

+ Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội.

- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành – giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

c.   Văn hoá phục hưng

- Nguyên nhân:

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

+ Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Phong trào văn hoá phục hưng khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kỹ thuật.

- Có những tiến bộ về khoa học – kỹ thuật, sự phát triển về văn học, hội hoạ.

- Ý nghĩa:

+ Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

+ Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

d. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

a.  Cải cách tôn giáo

- Nguyên nhân: Sự phản động, ngăn cản hoạt động của Giáo hội đối với giai cấp tư sản đã đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.

- Nét chính về phong trào: diễn ra khắp các nước Tây Âu, đi đầu là Đức, Thuỵ Sĩ, sau đó Là Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ ở Đức và của Can-vanh tại thuỵ sĩ.

- Đặc điểm:

+ Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hoà để quay về giáo lý Ki-tô nguyên thuỷ.

+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo Hội, Giáo Hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

    + Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá Châu Âu phát triển cao hơn.

b.  Chiến tranh nông dân Đức

- Nguyên nhân:

+ Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản.

+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân và quý tộc lê đến đỉnh cao

- Diễn biến:

+ Từ mùa xuân 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muy-xe.

+ Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.

- Ý nghĩa:

+ Là một sự kiện Lịch sử lớn lao, nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến.

+ Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong chế độ phong kiến.