BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

 

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

A. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. TỰ NHIÊN

Vị trí địa lí và lãnh thổ:

- Nằm ở đông nam châu Á.

- Tiếp giáp với Trung Quốc, Ấn Độ, nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Diện tích: 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia.

- Bao gồm hai bộ phận: ĐNÁ lục địa, ĐNÁ biển đảo.

Ý nghĩa:

 + Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Ô-xtrây-li-a, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với bên ngoài.

 + Có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

 + Có vị trí địa- chính trị quan trọng.

2. Đặc điểm tự nhiên:

- Gồm hai bộ phận:

a. Đông Nam Á lục địa:

- Địa hình chia cắt mạnh, nhiều đồi núi chạy theo hướng TB-ĐN hoặc B-N.

- Có nhiều sông lớn và có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.

- Giàu khoáng sản: Than đá, sắt, thiếc, đồng, chì, vàng...

b. Đông Nam Á biển đảo:

- Tập trung nhiều đảo và quần đảo.

- Địa hình nhiều đồi núi, ít đồng bằng và có nhiều núi lửa.

- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa ẩm.

- Giàu khoáng sản: Dầu mỏ, than, thiếc, đồng...

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á:

a. Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới

- Vùng biển rộng lớn, giàu có nê có lợi thế về biển thuận lợi phát triển kinh tế biển, hàng hải, giao lưu kinh tế

- Diện tích rừng nhiệt đới và xích đạo lớn

- Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên nguồn khoáng sản phong phú là điều kiện để phát triển kinh tế

- Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng =>Phát triển CN, lâm nghiệp.

b. Khó khăn:

- Động đất, núi lửa, sóng thần.

- Bảo, lũ lụt, hạn hán.

- Tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản khai thác không hợp lí => suy giảm.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư:

- Có dân số đông (Năm 2005 có 556,2 triệu người), mật độ dân số cao (124 người/ km2-2005)

- Tốc độ gia tăng dân số giảm dần, cơ câu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao.

- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở các đồng bằng ven biển, vùng đất đỏ.

=> Có lao nguồn động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nhưng sức ép dân số rất lớn cho sự phát triển.

2. Xã hội:

- Một số dân tộc phân bố rộng => ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và

tôn giáo lớn

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng- Là khu vực đa dân tộc, Có nhiều tôn giáo.

- Có nền văn hóa đa dạng.

- Các nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục.

B. KINH TẾ

I. Cơ cấu kinh tế

- Có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ: giảm tỷ trọng khu vực 1, tăng tỷ trọng khu vực 2, 3.

Nguyên nhân: do các nước ĐNA đẩy nhanh phát triển ngành CN và dịch vụ.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ:

1. Công nghiệp:

a. Hướng phát triển:

- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ, chuyển giao Khoa học – Công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho lao động.

- Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

b. Tình hình phát triển:

- Các ngành công nghiệp sản xuất và láp ráp ôtô, xe máy, điện tử…phát triển nhanh.

- Công nghiệp khai khoáng (Dầu khí, than,kim loại), Công nghiệp điện phát triển mạnh.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm có sức cạnh tranh khá lớn.

2. Dịch vụ:

- Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á.

- Hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng.

- Cơ sở hại tầng từng bước hiện đại hóa.

3. Nông nghiệp:

a. Trồng lúa nước:

- Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của ĐNÁ.

- Sản lượng lúa tăng liên tục (Từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004).

- Phân bố tập trung nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái lan, Việt Nam…

b. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả:

- Có nhiều cây Công nghiệp nhiệt đới:

 + Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

 + Cây lấy dầu, lấy sợi được trồng nhiều nơi.

- Cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở hầu hết các nước.

c. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu bò, lợn, gia cầm

Trâu được nuôi nhiều ở Thái Lan, Mianma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

Lợn nuôi nhiều ở: VN, Thái, Philip-pin,In-đô-nê-xi-a

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển: sản lượng đạt 14,5 triệu tấn (2003).

- Các nước khai thác và nuôi trồng nhiều: In-đô-nê-xi-a, Thái lan, Philipin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a

C. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN

1. Sự ra đời và phát triển:

- Ra đời 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.

- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng: Năm 1984 kết nạp thêm Bru-nây, năm 1995: Việt Nam, năm 1997: Mi-an-ma và Lào, năm 1999: Cam-pu-chia.

- Hiện nay, ASEAN gồm 10 nước thành viên.

2. Mục tiêu chính của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng một khu vực hoà bình, ổn định và có nền kt-xh phát triển.

- Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ và khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.

=> Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

3. Cơ chế hợp tác của ASEAN:

ASEAN có cơ chế hợp tác rất đa dạng, thông qua nhiều lĩnh vực:

- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.

- Thông qua kí kết các hiệp ước song phương và đa phương.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng khu vực thương mại tự do.

=> Đảm bảo cho ASEAN đạt được mục tiêu hoà bình, ổn định và cùng phát triển.

II. Thành tựu của ASEAN

- 10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc

- Đời sống nhân dân ngày càng cải thiện

- Tạo dựng môi trừơng hòa bình, ổn định trong khu vực.

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP và giá trị Xuất nhập khẩuXNK liên tục tăng.

- Về đời sống: Đời sống nhân dân đã được cải thiện, bộ mặt các nước có sự thay đổi.

- Về an ninh chính trị: Tạo được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

III. Thách thức của ASEAN

- Trình độ phát triển còn chênh lệch

- Vẫn còn tình trạng đói nghèo

- Đô thị hóa nhanh

- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường

- Sử dụng nNguồn nhân lực chưa hiệu quả

IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN:

- Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ASEAN.

- Góp phần nâng cao vị trí của ASEAN trên trường quốc tế.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam:

- Có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có nhiều thách thức như sự chênh lệch về trình độ phát triển, sự khác biệt về thể chế chính trị, sự cạnh tranh của các nước…