Bài 10: Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Bài 10: Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

 

I/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ:

Thí dụ 1: Nguyên tố có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết:

-       Số proton, số electron trong nguyên tử?

-       Số lớp electron trong nguyên tử?

-       Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử?

Trả lời:

-       Nguyên tử có 20p, 20e

-       Nguyên tử có 4 lớp e

-       Số e lớp ngoài cùng là 2

-       Đó là nguyên tố Ca

Thí dụ 2: Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là: 1s22s22p63s23p64s1. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn?

Trả lời:

- Ô nguyên tố thứ 19 vì có 19e(=19p)

- Chu kì 4 vì có 4 lớp e

- Nhóm IIA vì có 2e lớp ngoài cùng

- Đó là Kali

Kết luận: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.

_ Số thứ tự của nguyên tố « Số proton, số electron

_ Số thự tự của chu kì « Số lớp electron.

_ Số thứ tự của nhóm A « Số electron lớp ngoài cùng.

II/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ :

      Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó :

_ Tính kim loại, tính phi kim:

+Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H và B) có tính kim loại.

+ Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim.

_ Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro.

_ Công thức oxit cao nhất.

_ Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có)

 

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

hchất oxit cao nhất

 

R2O

 

RO

 

R2O3

 

RO2

 

R2O5

 

RO3

 

R2O7

Hchất khí với hiđro

 

 

 

 

RH4

 

RH3

 

RH2

 

RH

_ Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.

III/ So sánh tính chẤt hóa HỌc cỦa mỘt nguyên tỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN:

Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

Vd : So sánh: P(Z=15) với Si(Z=14) và S(Z=16)

                       P(Z=15) với N(Z=7) và As(Z=33)

_ Si, P, S thuộc cùng một chu kì => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần Si < P < S

_ N, P, As thuộc cùng nhóm A => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần  As < P < N