Câu ghép là gì? Phân loại, mối quan hệ, tác dụng và so sánh câu ghép

Mang tính đa dạng, tiếng Việt sở hữu hệ thống ngữ pháp phức tạp từ loại câu, hình thái từ, dấu câu đến cách sử dụng. Quan trọng hơn cả là câu ghép, loại câu được ứng dụng rộng rãi trong văn học lẫn đời sống.

Qua bài viết dưới đây, Kinhcan.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích gồm khái niệm, phân loại, tác dụng, cấu tạo cùng cách xây dựng câu ghép.

1. Câu ghép là gì?

Để diễn đạt câu văn một cách trọn vẹn và chính xác, bạn đọc cần nắm chắc khái niệm, ví dụ về câu ghép.

1.1 Câu là gì?

Câu là tập hợp hệ thống từ ngữ được phối hợp theo nguyên tắc nhất định nhằm biểu đạt một ý trọn vẹn hoặc thực hiện mục đích cụ thể..

1.2. Định nghĩa câu ghép

Câu ghép cấu tạo bởi nhiều vế câu ghép lại, trong đó mỗi vế sở hữu đầy đủ cụm chủ ngữ - vị ngữ và tương đương một câu đơn.

Ngoài ra, câu ghép bắt buộc phải có ít nhất hai cụm chủ vị, chúng hoàn toàn độc lập và không lồng ghép vào nhau. Do tồn tại nhiều hơn một vế, các vế trong câu ghép cần được liên kết một cách hợp lý nhằm tăng hiệu quả truyền đạt.

Để nối các vế câu, người ta thường sử dụng ba cách chính là nối trực tiếp, nối bằng quan hệ từ và nối bằng cặp từ hô ứng. Nội dung này sẽ được Kinhcan.vn phân tích kỹ hơn ở phần sau trong bài viết.

1.3. Ví dụ về câu ghép

Để giúp độc giả dễ hình dung về câu ghép, Kinhcan.vn xin phép cung cấp một số ví dụ minh họa cùng đôi lời phân tích:

- Mẹ đi làm còn em đi học.

Trong ví dụ trên, bạn đọc có thể quan sát hai cụm chủ vị rõ ràng, không bao chứa nhau, cụ thể: Mẹ // đi làm còn em // đi học. Ngoài ra, câu văn cũng sử dụng từ nối “còn” để liên kết hai vế với nhau.

- Vì Hương dậy sớm nên cô bé không bị muộn học.

Ở đây, câu văn sử dụng cặp từ nối “vì - nên” biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, đồng thời hai cụm chủ ngữ và vị ngữ cũng được chia tách rõ ràng: Vì Hương // dậy sớm nên cô bé // không bị muộn học.

2. Cách tạo ra câu ghép

Để tạo ra câu ghép, việc nối các vế câu là điều thiết yếu, ba phương pháp nối mệnh đề gồm nối trực tiếp, sử dụng cặp từ hô ứng hoặc nối băng quan hệ từ.

2.1. Nối trực tiếp các vế

Với phương pháp nối trực tiếp, câu ghép sẽ được phân tách bằng dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu hai chấm, đơn cử:

- Thời tiết nóng lạnh bất thường, cơ thể không kịp thích nghi.

- Anh nấu cơm, chị quét nhà, em nhặt rau.

- Tôi đi học, mẹ đi làm.

2.3. Áp dụng cặp từ hô ứng

Một số dạng câu ghép sử dụng các cặp từ hô ứng, đơn cử vừa - đã, đâu - đấy, vừa - vừa, càng - càng, ai - nấy, chưa - đã, bao nhiêu - bấy nhiêu và nào - ấy. Các ví dụ điển hình là:

- Cô càng tát nước, cá càng bơi đi mất.

- Anh cho đi bao nhiêu, anh nhận lại bấy nhiêu.

- Trời vừa sẩm tối, người mẹ đã rời đi.

2.4. Nối bằng quan hệ từ

Diễn tả mối quan hệ khác nhau, các mệnh đề trong câu ghép thường được liên kết bằng quan hệ từ gồm nhưng, hoặc, hay, rồi, và, thì hoặc cặp quan hệ từ như tại - nên, vì - nên, chẳng những - mà còn, do - nên, hễ - thì, nhờ - mà, nếu - thì, mặc dù - nhưng, tuy - nhưng, không chỉ - mà còn. Các câu ví dụ cho biện pháp nối này là:

- Em đến chơi nhưng ông bà lại không có ở nhà.

- Hễ tôi mở cửa thì chú chim bồ câu sẽ bay vào.

3. Phân loại câu ghép

Với đặc điểm riêng biệt, câu ghép được chia thành năm loại chính, đó là câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép hô ứng, câu ghép chuỗi và câu ghép hỗn hợp.

3.1. Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập gồm các mệnh đề có vai trò, quan hệ ngang hàng và độc lập về ý nghĩa. Loại câu ghép này được sử dụng để diễn tả mối quan hệ lựa chọn, liệt kê hay tiếp nối. Dưới đây là một số ví dụ:

- Xuân qua, hạ tới

- Cây xanh và hoa tươi.

- Chị tôi đang nấu ăn, em gái thì học bài còn mẹ tôi chưa về.

- Cô ấy chưa hoàn thành nhiệm vụ nhưng sếp không bảo gì.

3.2. Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ sở hữu mệnh đề chính và mệnh đề phụ, trong đó hai mệnh đề phụ thuộc cũng như bổ sung nghĩa cho nhau. Kết nối bằng quan hệ từ, các mệnh đề thường liên kết chặt chẽ, tạo thành một câu có nghĩa.

Trong câu ghép chính phụ, mối quan hệ giữa hai vế thường là nhượng bộ - tăng tiến, nguyên nhân - kết quả hay mục đích - điều kiện. Các ví dụ cho loại câu ghép này có thể kể đến:

- Nếu bạn chăm chỉ học tập thì bạn sẽ đạt thành tích tốt.

- Vì Nhi luyện tập hết mình nên cô thắng giải trong cuộc thi học sinh thanh lịch cấp thành phố.

3.3. Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng là loại câu ghép sử dụng cặp từ hô ứng để kết nối các vế, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa. Những cặp từ hô ứng gồm chưa - đã, vừa - vừa, mới - đã, nào - ấy, càng - càng hoặc bao nhiêu - bấy nhiêu. Ví dụ điển hình cho thể loại câu ghép này là:

- Cậu ta càng tiếp cận, Trang càng cảm thấy khó chịu.

- Người thế nào thì mặt mũi thế ấy.

3.4. Câu ghép chuỗi

Gồm hai vế trở lên, câu ghép chuỗi thể hiện mối quan hệ liệt kê giữa các vế. Để ngăn cách vế câu, loại câu ghép này không sử dụng từ nối mà chỉ dùng dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm. Một vài ví dụ tiêu biểu được viết dưới đây:

- Trời nắng to, nước cạn, cây khô héo.

- Khung cảnh quanh tôi đã thay đổi, con người tôi cũng thay đổi rất nhiều: hôm nay tôi quyết định rời đi.

3.5. Câu ghép hỗn hợp

Câu ghép hỗn hợp được tạo thành từ câu ghép đẳng lập và chính phụ. Các ví dụ cho câu ghép hỗn hợp được thể hiện dưới đây:

- Cô ấy đoạt giải nhất, cả nhà ai cũng vui mừng vì đây là thành quả mà cô ấy xứng đáng có được.

- Mặc dù tôi đã khuyên bạn không tiêu sài linh tinh nhưng bạn vẫn không nghe nên bây giờ bạn hết tiền.

4. Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép

Trong câu ghép sử dụng quan hệ từ, mối quan hệ giữa các vế thường là nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, tương phản, tăng tiến và mục đích.

4.1. Quan hệ nguyên nhân - kết quả

Với mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, câu ghép thường diễn tả lý do gây ra một sự vật, sự việc nào đó, thể hiện qua cặp từ nối như vì - nên, bởi vì - cho nên và do - nên. Các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến:

- Bởi vì Hưng vi phạm quy chế thi nên nhà trường kỷ luật.

- Vì Nguyên làm việc chăm chỉ nên cô ấy được thăng chức.

- Do thiết bị không ổn định nên chúng tôi phải tạm dừng học trực tuyến.

4.2. Quan hệ điều kiện - kết quả

Trong mối quan hệ điều kiện - kết quả, câu ghép mô tả một hành động, sự việc xảy ra khi và chỉ khi có sự tồn tại của hành động, sự việc khác. Những cặp quan hệ từ quen thuộc thiết lập mối quan hệ này gồm hễ như - thì, hễ - giá hay nếu - thì. Các ví dụ cơ bản là:

- Nếu anh ấy không đến thì tôi sẽ rời đi

- Hễ tôi rửa xe thì trời lại đổ mưa.

4.3. Quan hệ tương phản

Sở hữu mối quan hệ tương phản, các mệnh đề trong câu ghép mang ý nghĩa đối nghịch nhau, thể hiện qua những cặp từ nối là tuy - nhưng, mặc dù - nhưng. Một số ví dụ cho dạng quan hệ này có thể kể đến:

- Tuy bị mỏi mắt nhưng cô ấy vẫn tiếp tục làm việc.

- Mặc dù bị đau chân nhưng anh ấy vẫn hoàn thành xuất sắc buổi biểu diễn.

4.4. Quan hệ tăng tiến

Trên câu ghép, mối quan hệ tăng tiến bộc lộ qua các cặp quan hệ từ gồm không chỉ - mà còn, không những - mà còn. Những ví dụ điển hình là:

- Hương không chỉ biết hát mà còn biết chơi đàn.

- Không chỉ người lớn tuổi mới bị đột quỵ mà người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải.

4.5. Quan hệ mục đích

Ở câu ghép, quan hệ mục đích giữa mệnh đề thường thể hiện trên các quan hệ từ là để hoặc thì, một số ví dụ điển hình như:

- Để tiến gần đến đỉnh vinh quang thì chúng tôi đã hy sinh rất nhiều thứ.

- Chúng tôi mua rất nhiều thực phẩm để dự trữ trong mùa mưa bão.

5. Tác dụng của câu ghép

Nhờ khả năng liên kết vấn đề, câu ghép được sử dụng để nâng cao hiệu quả đọc, nghe và hiểu, đồng thời diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa của văn thơ. Ngoài ra, việc câu ghép sở hữu nhiều mệnh đề cũng khiến lời văn, câu nói trở nên cô đọng và hàm súc hơn.

6. So sánh câu ghép với câu đơn, câu phức

Để sử dụng nhuần nhuyễn, việc phân biệt câu ghép, câu đơn và câu phức là điều không thể thiếu trong tiếng Việt.

Tiêu chí so sánh

Câu ghép

Câu đơn

Câu phức

Cấu tạo 

Câu ghép được tạo thành từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trở lên. Tuy nhiên, các mệnh không lồng ghép, bao hàm nhau.

Câu đơn là câu chỉ sở hữu một mệnh đề duy nhất, trong mệnh đề đó gồm hai bộ phận là chủ ngữ, vị ngữ.

Câu phức có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trở lên, trong đó một mệnh đề là chính, các mệnh đề còn lại có vai trò bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính.

Ví dụ thực tiễn

Con mèo nghịch quả cầu, chú chó chơi đuổi bắt

Tôi thích táo

Ngày kia cô ấy cần hoàn thành những việc sau: lên kế hoạch cho việc học, gặp gỡ họ hàng xa và gọi điện cho ông bà.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến câu ghép là gì. Hy vọng rằng bài viết của Kinhcan.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều nội dung thú vị, bổ ích để nâng cao học tập cũng như giao tiếp.